Tên nhiệm vụ: Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Tổ chức chủ trì: Vườn Quốc gia Cúc Phương- Cục Kiểm lâm
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lê Trọng Đạt
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Huy Quang, ThS. Nguyễn Mạnh
Cường, ThS. Hoàng Văn Thái, KS. Vũ Đức Tuấn, KS. Trịnh Văn Nguyên
Thời gian thực hiện: 2022-2023
Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 1384/QĐ- BNN-KL ngày 21
tháng 5 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 18 tháng 6
năm 2024 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Nhiệm vụ đã hệ thống
hóa bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) về đa dạng sinh học khu hệ động thực vật của Vườn
Quốc gia (VQG) Cúc Phương. Bao gồm: 2.437 loài động vật; 2.160 loài thực vật;
214 loài nấm cùng các thông tin về cổ sinh vật; khoáng vật (đá, quặng); thổ nhưỡng;
các loài quý hiếm) của Vườn nhằm lưu trữ, khai thác, truy xuất, kết nối, chia sẻ
thông tin… phục vụ quản lý, nghiên cứu, học tập và bảo tồn, phát triển nguồn
gen. CSDL về thực vật rừng của Vườn quốc gia Cúc Phương gồm 2.129 loài thuộc 6
ngành, 12 lớp, 69 bộ và 191 họ. CSDL về động vật rừng Vườn quốc gia Cúc Phương
bao gồm tổng số 2.437 loài thuộc 03 ngành (động vật có xương sống và chân khớp,
Giun đốt), với 10 lớp, 58 bộ, và 219 họ. CSDL về các loài Nấm tại Vườn quốc gia
Cúc Phương gồm 214 loài thuộc 08 bộ và 30 họ.
Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ
liệu về du lịch sinh thái của Vườn (bao gồm: bao gồm: 06 loại hình du lịch sinh
thái; 09 tuyến du lịch; 15 điểm tham quan; 09 sản phẩm du lịch sinh thái; 05 dịch
vụ du lịch). Đồng thời thống kê số lượng, thành phần khách du lịch đã được tư
liệu hóa vào phần mềm CSDL) nhằm lưu trữ, khai thác, truy xuất, kết nối, phân
tích chia sẻ thông tin… phục vụ quản lý và khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch
để phát triển kinh tế. Xây dựng được hệ thống tra cứu và cập nhật CSDL đa dạng
sinh học và du lịch sinh thái (xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (nhập,
lưu trữ, tra cứu, trích xuất, cập nhật, bổ sung thông tin) và có các chức năng
có thể kết nối, tương tác và chia sẻ thông tin trên nền tảng internet (WebGIS).
Có thể liên kết được với hệ thống CSDL quốc gia và của ngành về đa dạng sinh
hoc và du lịch sinh thái.
Hệ thống tra cứu và cấu trúc các bộ cơ sở dữ liệu Đa dạng sinh học và
Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương được xây dựng trên bộ số liệu danh mục
các loài động thực vật và hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc
Phương. Từ hệ hống dữ liệu này, đã tổng hợp thông tin xây dựng hệ thống website
quản lý, tra cứu thông tin cho phép người dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin
về danh mục, phân loại thực vật, dữ liệu tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và
các tour/tuyến/loại hình/sản phẩm du lịch tại VQG Cúc Phương. Phần mềm cơ sở dữ
liệu WebGIS về đa dạng sinh học và du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc
Phương không chỉ hỗ trợ quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học một cách hiệu quả
hơn mà còn cải thiện trải nghiệm du lịch và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo
vệ môi trường. Về khả năng ứng dụng, phần mềm cơ sở dữ liệu WebGIS này hoàn
toàn có thể chuyển giao áp dụng (phát triển, nâng cấp theo thời gian) cho các
Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên khác tại Việt Nam có chức năng, nhiệm
vụ tương tự như VQG Cúc Phương.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT - DT20247761-65/GGN24-09-140)