Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ sau thu hoạch quy mô mở rộng tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Cửu Long
Tổ
chức chủ trì: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
Cơ
quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ
nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Hùng Cường
Các
cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Võ Kiên; ThS. Hoàng Thị
Ánh; ThS. Phạm Thị Thu Hiền; PGS.TS. Lê Thái Bạt; TS. Hà Văn Định; TS. Hà Thị
Thu Huế; TS. Hoàng Công Mệnh; ThS. Tống Thị Thanh Thủy; ThS. Cao Phương Nhung;
ThS. Ngô Ngọc Diệp; ThS. Cấn Thị Thanh Hiền; KS. Phạm Hải Bình; KS. Võ Vân Hà;
KS. Đỗ Thị Dung
Thời
gian thực hiện: 2020-2021
Kinh
phí thực hiện: 2.700 triệu đồng
Cấp
phê duyệt: Quyết định số 650/QĐ-BNN-KHCN ngày 15
tháng 02 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm
thu: ngày 25 tháng 02 năm 2022 tại Hà Nội
Kết
quả nghiên cứu:
Nghiên
cứu đã đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ vùng Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng mô hình và hoàn thiện quy trình
kỹ thuật thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ sau thu hoạch làm nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp và phân hữu cơ.
Kết
quả nghiên cứu cho thấy khối lượng rơm rạ được xử lý ngay trên đồng chiếm tỷ trọng
cao nhất với 6.671,53 nghìn tấn. Khối lượng rơm rạ được tái sử dụng sản xuất phân
bón hữu cơ (PBHC) chiếm 18,7% tổng khối lượng rơm được thu gom. Trong đó, chủ yếu
là phân huỷ ngay trên đồng, chỉ có 0,8% khối lượng rơm rạ được thu gom tái sử dụng
vào sản xuất phân hữu cơ. Công nghệ sản xuất phân bón chủ yếu là phân huỷ hiếu
khí. Trong cơ cấu PBHC được sản xuất từ rơm rạ, khối lượng được tiêu dùng của
cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5%. Khối lượng phân hữu cơ được bán trong nước
chiếm 37,5%. Nếu tính theo khối lượng, sử dụng phân bón vô cơ vẫn chiếm tỷ lệ
cao (khoảng 60-80%) trong cơ cấu sử dụng phân bón cho nông nghiệp.
Công
tác thu gom, xử lý, tái sử dụng rơm rạ làm PBHC cho thấy khối lượng rơm khô thu
được bình quân 1 ha khoảng 2,5-3,1 tấn ở độ ẩm 30-40%; tỷ lệ diện tích thu được
chiếm khoảng 60-80% phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện đồng ruộng; thời gian
phân hủy của rơm khoảng 30-38 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết. Chất lượng
PBHC thành phần về cơ bản đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh. Đánh giá hiệu quả
của mô hình cho thấy chưa thực sự khả thi về mặt kinh tế do chưa cơ giới hoá được
ở một số khâu như công đoạn băm chặt, đảo đống ủ... Giá trị gia tăng của cả 2
mô hình đều âm; trong đó mô hình 1 (MH1) là - 1.798 nghìn MH2 là 125 nghìn đồng.
Tuy nhiên, mô hình đã cho thấy lợi ích lớn về môi trường và xã hội. Khả năng
nhân rộng và tính lan tỏa của mô hình là rất cao. Quy trình công nghệ hướng dẫn
thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ đã được hoàn thành và chuyển giao cho địa
phương đạt hiệu quả cao.
Hiện
nay, mới chỉ có 17,3% khối lượng rơm được thu gom, tái sử dụng tạo giá trị gia
tăng 4.698,6 tỷ đồng. Giá trị kinh tế của khâu tái sử dụng đạt cao nhất với
85%. Như vậy, với 82,7% khối lượng rơm được xử lý bằng cách đốt hay thải bỏ
ngoài gây ô nhiễm môi trường còn gây lãng phí giá trị kinh tế hàng chục nghìn tỷ
đồng. Kết quả tính toán của cho thấy với 4,47 triệu tấn rơm được đốt trên đồng
trong 1 năm (theo kết quả điều tra 12 tỉnh trọng điểm) sẽ phát thải 5,87 tỷ tấn
KNK, trong đó: phát thải CO2 lớn nhất: 5.257,04 triệu tấn/năm chiếm 89,57% tổng
lượng khí thải. Ngoài hiệu quả kinh tế và môi trường việc thu gom, tái sử dụng
rơm rạ còn góp phần phát triển ngành nghề mới, giải quyết công ăn việc làm khu
vực nông thôn, giảm thời gian nhàn rỗi của lao động trong nông nghiệp; Nâng cao
mức sống của người trồng lúa nước và giảm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226641-45/GGN
22-08-095)