- Tài liệu số (61,559)
- Sách, chuyên khảo, t.tập (28,896)
- Kết quả NCKH (9,734)
- Công bố KHCN (54,314)
- Ấn phẩm định kỳ (349)
- Bản đồ, bản vẽ (72)
- Tài liệu khác (29)
-
Hotline 2: 024 37245429
-
Hotline 1: 0912299556
-
Email: thuvien@mard.gov.vn
- Đang trực tuyến: 83
- Tổng lượt truy cập: 12.142.180
Tiếp và làm việc có các đồng chí:
Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;
Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn báo cáo tình hình tiêu thụ nông sản
của tỉnh.
Linh hoạt các phương án tiêu thụ vải
thiều
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết, năm 2021, Bắc Giang có vùng sản xuất vải
thiều lớn nhất cả nước với diện tích hơn 28 nghìn ha, sản lượng ước đạt 180
nghìn tấn. Bắc Giang đã xây dựng được vùng vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
với hơn15 nghìn ha; vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP 82 ha; vùng sản xuất để xuất
khẩu sang thị trường Mỹ, Úc...
Đặc biệt, ngày 12/3/2021, Bộ Nông -
Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với
vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang). Đây là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam
được cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đây chính là điều kiện thuận
lợi để vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Đến nay, tỉnh đã tiêu thụ được khoảng
17 nghìn tấn vải thiều tươi; trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc và thị
trường nội địa; giá bán bình quân dao động từ 20.000 - 32.000 đồng/kg; giá thấp
nhất là 12.000 đồng/kg, giá cao nhất là 55.000 đồng/kg. Tỉnh cũng đã xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản được 40 tấn vải thiều. Dự kiến từ nay đến cuối vụ, sẽ
xuất khẩu được từ 300 - 400 tấn vải thiều.
Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường
phát biểu tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục
Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của
dịch Covid-19, Bắc Giang đã có những phương án cụ thể cho tiêu thụ nông sản, nhất
là vải thiều. Song song với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tỉnh cũng cần linh
hoạt trong triển khai các phương án tiêu thụ, có giải pháp cụ thể để đảm bảo
quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nông sản được thông suốt; không bị ách
tắc, kéo dài thời gian tại các chốt kiểm dịch.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và
lãnh đạo Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, để làm tốt công tác tiêu thụ vải
thiều trong bối cảnh dịch Covid-19, tỉnh đã có phương án cho tất cả các kịch
bản tiêu thụ, đảm bảo vải thiều Bắc Giang năm 2021 vẫn được mùa, được giá.
Hiện nay, tỉnh dự trù các phương án
bảo quản, xây dựng lò sấy khô trong trường hợp nông sản tiêu thụ khó khăn, sẵn
sàng hỗ trợ nông dân xây lò sấy vải; huy động các lực lượng, hội, đoàn thể tại
địa phương tham gia thu hái vải; hướng dẫn các huyện, thành phố có xác nhận lô
hàng vải thiều và lô hàng nông sản an toàn dịch bệnh bao gồm: Hàng hóa được sản
xuất trong vùng an toàn dịch bệnh; sơ chế, đóng gói tại các cơ sở an toàn dịch
bệnh; phương tiện vận chuyển được phun khử khuẩn; lái xe và chủ hàng được xét
nghiệm âm tính với Covid-19. Tỉnh cũng đã dự trù phương án xây dựng các trạm để
bố trí đội ngũ lái xe chuyên dụng vận chuyển, tiêu thụ nông sản.
Để làm tốt công tác tiêu thụ vải
thiều năm 2021, tỉnh đề nghị Bộ, ngành Trung ương tiếp tục mời gọi doanh nghiệp
đến tiêu thụ vải thiều thông qua sàn thương mại điện tử. Đẩy mạnh tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm tại các hội nghị xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ với
các kênh phân phối tại các hệ thống siêu thị; tạo điều kiện thuận lợi để thông
quan các lô hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái phát biểu tại
buổi làm việc
Sẵn sàng vùng vải thiều “sạch bệnh”
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư
Tỉnh ủy Dương Văn Thái đã cảm ơn Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đồng
hành cùng Bắc Giang trong quá trình sản xuất, tiêu thụ nông sản, trong đó có
mặt hàng vải thiều.
Bí thư Tỉnh ủy cho biết, hiện nay,
mặc dù Bắc Giang là địa phương phát sinh nhiều ca dương tính nhất cả nước, tuy
nhiên các trường hợp phát sinh ca dương tính đều đã được khoanh vùng, kiểm
soát. Tại các vùng vải thiều lớn của Bắc Giang, tỉnh cam kết đây là vùng vải
thiều “sạch bệnh” theo cả hai nghĩa, đó là không có dịch, bệnh Covid-19 và vải
thiều đảm bảo chất lượng tốt nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh vải thiều, Bắc Giang có tổng
đàn gà, lợn đứng thứ 4 cả nước. Hiện nay, giá bán nông sản cơ bản ổn định.
Trong tuần tới, Bắc Giang sẽ tiếp tục khống chế dịch Covid-19, tập trung dập
dịch, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Bí thư Tỉnh ủy cũng cho biết, mối
quan tâm lo nhất của tỉnh trong bối cảnh hiện nay đó là phương tiện vận chuyển
vải thiều, nhất là các xe container chuyên dụng có khả năng bảo quản vải thiều
để xuất khẩu thị trường phía Nam còn thiếu. Cùng đó là quá trình lưu thông hàng
hóa qua các chốt trạm của các tỉnh, thành phố làm kéo dài thời gian vận chuyển,
ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, tiêu thụ nông sản nói chung và vải thiều nói
riêng. Vì vậy, tỉnh mong Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu cấp cho Bắc Giang có
“luồng xanh” riêng trong lưu thông vải thiều đi qua các địa phương.
Tỉnh cũng mong muốn Bộ Nông nghiệp và
PTNT tiếp tục quan tâm khâu chế biến vải, giữ được chất lượng tươi ngon của vải
thiều; hỗ trợ đưa vải thiều Bắc Giang vào hệ thống phân phối lớn tại thị trường
nội địa; tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về thương hiệu vải thiều Bắc Giang an
toàn, chất lượng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT Lê Minh Hoan phát biểu kết luận buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng vải thiều của Bắc Giang được thu
hoạch đúng vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Bộ trưởng chia sẻ
với những khó khăn tỉnh đang phải tháo gỡ, đồng thời đánh giá cao cách làm của
Bắc Giang đã giúp cho vải thiều không chỉ đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ
sinh thực phẩm mà còn an toàn dịch bệnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho tiêu
thụ vải thiều.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng tỉnh
cũng cần vận dụng linh hoạt các kịch bản đã xây dựng. Bộ sẽ đồng hành với Bắc
Giang xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho chuỗi giá trị nông sản, trong đó quan
tâm hỗ trợ các hợp tác xã bởi đây là hạt nhân trong chuyển đổi số, tích hợp kho
dữ liệu, chuyển cho trung tâm phân phối.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT
sẽ xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí hỗ trợ hợp tác xã, tập trung nơi có tiềm
năng, thế mạnh; lấy Bắc Giang làm mô hình điểm. Qua đó giúp hợp tác xã nâng cao
hạ tầng, kho bãi, công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản… đảm bảo các
hợp tác xã đi vào hoạt động hiệu quả, đủ mạnh ngay cả trong hoàn cảnh dịch
bệnh, là cầu nối với doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê
Minh Hoan cũng đề nghị trong những ngày tới khi dịch bệnh được kiểm soát tốt,
Bắc Giang cần có giải pháp cụ thể hơn về lưu thông vải thiều. Bộ sẽ kết nối với
các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản lớn uy tín; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc
cho tỉnh để hàng hóa nông sản được tiêu thụ thuận lợi, an toàn.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác đã đến thăm vùng vải thiều an toàn tại xã
Hồng Giang và một số cơ sở, doanh nghiệp thu mua, đóng gói xuất khẩu vải thiều
trên địa bàn huyện Lục Ngạn./.
(Nguồn:bacgiang.gov.vn)
-
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Đường cũ đi hoài, giờ phải tìm đường mới mà đi' (31/05/23 02:52PM)
-
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Hợp tác xã không chỉ là phân chia lợi ích' (31/05/23 02:24PM)