Đơn vị tham gia trồng cây bản địa tại diện tích rừng hộ ông Thiều Song.
Hoạt động nằm trong Dự án Trồng cây xanh tại Đà Nẵng (gọi tắt trồng rừng gỗ lớn) thực hiện trong năm 2024. Dự án sẽ triển khai hỗ trợ cây giống, kỹ thuật, kinh phí trồng cho 5 hộ dân để tham gia trồng 15,07ha các loại cây sao đen, sưa đỏ, lát hoa, giáng hương, me tây.
Tổng cộng sẽ có 20.000 cây giống các loại được phân bổ về cho các hộ dân. Ông Thiều Song, một trong 5 hộ nhận cây giống và triển khai trồng trên hơn 1ha đất rừng của mình chia sẻ: “Trên sườn núi dốc này tôi sẽ trồng các giống cây bản địa mà đơn vị tài trợ với 1,1ha, còn tạm thời tôi đang trồng 1,6ha cây keo ở dưới vùng đất bằng phẳng để có kinh tế trước mắt, dần dần, tôi sẽ “phủ” hết toàn bộ diện tích của mình”.
Xã Hòa Phú cho biết, theo Nghị Quyết 254 của thành phố Đà Nẵng, xã đã thực hiện đạt khoảng 200ha trồng rừng gỗ lớn từ 2019 đến nay, chủ yếu cây keo lá tràm, chuyển hóa từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Bên cạnh đó, xã cũng có khoảng hơn 20ha cây lát hoa, sao đen ở khu vực rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, đây là giống cây bản địa phát triển tốt, hợp thổ nhưỡng.
Phát động trồng rừng gỗ lớn tại xã Hòa Phú
Đại diện Ủy ban nhân dân xã Hòa Phú cho biết: Diện tích rừng tự nhiên tại xã Hòa Phú hơn 4.000ha, diện tích trồng rừng tại đây còn rất lớn gần 3.000ha, nên số diện tích đã triển khai trồng rừng tỉ lệ vẫn còn thấp so với tổng diện tích. Để chương trình trồng rừng gỗ lớn ngày càng phát triển hơn, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự quan tâm nhân rộng mô hình này trên địa bàn xã.
Được biết, chương trình trồng rừng gỗ lớn tại Đà Nẵng thời gian Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh đã thực hiện 26ha tại xã Hòa Bắc 26ha từ nguồn các doanh nghiệp hỗ trợ; 16ha tại xã Hòa Liên 16ha và kế hoạch tại Hòa Phú hơn 15ha.
Việc trồng rừng gỗ lớn nhằm chuyển đổi cây trồng từ cây keo sang cây bản địa, góp phần cải tạo môi trường, tăng cường đa dạng sinh học, giữ nguồn nước và đem lại thu nhập trong tương lai.
Theo: Nhandan