Hiệu quả bước đầu của mô hình là chi phí sản xuất giảm khoảng 30% so với ruộng đối chứng. Ảnh: THÚY LY
Mô hình được thí điểm lần đầu trên diện tích 43ha, của 20 hộ dân thuộc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi (xã Láng Biển, huyện Tháp Mười).
Đối với cánh đồng thực hiện mô hình, kết quả cho thấy đã giảm 5 lần phun xịt thuốc, chi phí sản xuất giảm khoảng 30% so với ruộng đối chứng, đồng thời nông dân có thêm nguồn thu nhập từ việc bán rơm. Từ hiệu quả của mô hình mang lại, vụ đông xuân 2024-2025, Đồng Tháp sẽ mở rộng diện tích mô hình lên 150ha và nhân rộng thêm 11 mô hình ở 8 huyện trong tỉnh.
Đồng Tháp sẽ mở rộng diện tích mô hình lên 150ha trong vụ đông xuân năm nay. Ảnh: THÚY LY
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt ghi nhận những kết quả của mô hình và cho rằng đây là cơ hội để thay đổi cục diện sản xuất và chất lượng lúa gạo. Theo ông Tùng, Đề án hướng đến 4 tiêu chí là bền vững, chất lượng cao, phát thải thấp và tăng trưởng xanh… Do đó, đề nghị các ngành chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp và theo dõi, đánh giá cụ thể từng nội dung để đảm bảo 4 tiêu chí của Đề án này.
Theo: SGGP