Bưởi đỏ Tân Lạc đang được chuyên canh phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Tùng Đinh.
Bưởi: Diện tích: 5.400 ha; 90.000 tấn, chủ yếu bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi Diễn. Đang xây dựng, mở rộng vùng nguyên liệu chuyên xuất khẩu với các tiêu chuẩn chứng nhận Quốc tế, sản lượng có thể đáp ứng 4.000-5.000 tấn/năm; đã XK sang Anh, EU, Mỹ, Canada. Đồng thời có nhu cầu hợp tác, mời gọi đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nước ép bưởi; chưng cất tinh dầu bưởi; sản xuất thực phẩm chức năng từ cùi bưởi.
Cam: Hòa Bình là nơi chuyên sản xuất, xuất khẩu cam sang thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu những năm 1980-1990. Hiện nay diện tích cam khoảng 4.200ha, sản lượng 105.000 tấn. Các giống có tiềm năng xuất khẩu như CS1 (thu hoạch tháng 11, 12, sản lượng khoảng 30.000 tấn); cam đường canh (thu hoạch tháng 12, tháng 1; sản lượng khoảng 20.000 tấn); cam V2 (thu hoạch tháng 3-4, sản lượng khoảng 20.000 tấn). Có nhu cầu hợp tác, mời gọi đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nước giải khát, nước ép cam.
Cam Hòa Bình được canh tác, sơ chế phục vụ xuất khẩu từ nhiều năm nay. Ảnh: Trung Quân.
Mía: Hòa Bình có khoảng 6.500ha trồng mía ăn tươi, là các giống bản địa, lâu đời ở địa phương (mía tím và mía trắng). Sản phẩm mía cấp đông đã được xk sang Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc. Tỉnh có nhu cầu hợp tác, mời gọi đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nước mía nguyên chất đóng lon.
Sản phẩm từ gỗ, ván ép: Hòa Bình có 5 cơ sở chế biến gỗ, ván ép với công suất trên 100.000 tấn/năm. Hàng năm đã xuất khẩu trên 50.000 tấn sang thị trường Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.
Mía tím, giống đặc sản bản địa lâu đời của Hòa Bình. Ảnh: Trung Quân.
Măng: Hòa Bình có nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp các loại măng (trên 20.000 ha, sản lượng trên 10.000 tấn măng/năm). Nhà máy chế biến măng có công suất trên 2.000 tấn/năm; hàng năm xuất khẩu khoảng 1.500 tấn măng các loại sang 18 thị trường (Bắc Mỹ, Châu ÂU, châu Á).
Chè, Cháo ăn liền: Công suất chế biến của nhà máy đạt trên 11.000 tấn năm. Hàng năm có khoảng 9.500 chè, cháo ăn liền được xuất khẩu.
Tinh bột sắn: Công suất chế biến của 2 nhà máy đạt 40.000 tấn/năm. Hàng năm xuất khẩu khoảng 25.000 tấn, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.
Rau quả, củ muối chua (gừng, dưa chuột, hành): Công suất chế biến của các cơ sở đạt 2.500 tấn/năm; hàng năm xuất khẩu khoảng 1.600 tấn sang thị trường Nhật Bản.
Mật ong Hòa Bình hiện được xuất khẩu sang Anh với tiêu chuẩn, chất lượng cao.
Ảnh: Tùng Đinh.
Sản phẩm dược liệu chế biến (tinh bột nghệ, mật ong, cao dược liệu...): Sản xuất dưới dạng đặc sản địa phương, được chứng nhận OCOP 3-4 sao. Hàng năm có thể cung cấp 500-700 tấn thành phẩm.
Lạc: Hòa Bình có gần 3.500ha lạc/năm; sản lượng lạc nhân đạt gần 5.000 tấn, đa phần vẫn sử dụng nhiều giống lạc cũ, tuy năng suất không cao lắm nhưng chất lượng vượt trội rất phù hợp với người ăn chay.
Chuối: Sản lượng hàng năm trên 20.000 tấn, hiện nay địa phương đã chủ động nguồn giống nuôi cấy mô, cho sản phẩm đồng đều, chất lượng tốt. Hàng năm đang xuất khẩu 800-1.000 tấn, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.
Các sản phẩm OCOP của Hòa Bình có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Ảnh: Trung Quân.
Hạt dổi: Hòa Bình có vùng trồng dổi tập trung tại huyện Lạc Sơn, chất lượng hạt dổi được đánh giá đứng đầu toàn quốc, đây là loại gia vị quan trọng, rất có tiềm năng xuất khẩu.
Ớt (ớt muối chua, ớt cấp đông, ớt bột): Đây là mặt hàng có khả năng mở rộng sản xuất nhanh chóng nếu có thị trường ổn định. Diện tích ớt khoảng 1.200ha/năm và có thể mở rộng đến 4.000ha.
Lá trầu không: Với địa hình đá vôi, chất lượng lá trầu không ở tỉnh Hòa Bình rất ưu việt, lá bóng, dày, cay nồng, rất phù hợp với thị hiếu người ăn trầu trong nước và xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Trung Quốc.
Gà: Hòa Bình có khoảng 9,15 triệu con gia cầm, trong đó có những doanh nghiệp chăn nuôi gà quy mô lớn, đạt các tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn đủ khả năng để xuất khẩu.