Cách tiêu huỷ gia cầm trong ổ dịch cúm gia cầm?
06/10/13 01:38AM

Đối tượng tiêu hủy bao gồm các loại gà, gà tây, gà chọi, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, bồ câu, các loại chim cảnh khác.

Có 2 cách tiêu hủy:

-       Cách chôn: Chôn sâu cách mặt đất tính từ bề mặt lớp gia cầm trên cùng đã cho xuống hố ít nhất lm, có ni lông lót đáy và xung quanh thành hố. Gia cầm đem tiêu huỷ phải đựng trong bao tải có rắc thuốc sát trùng. Trước khi lấp đất cần rải một lớp vôi bột phủ kín bề mặt hố.

-       Cách đốt: Đào hố sâu 2m, chất than, củi ở dưới, đặt gia cầm lên trên; hoặc dùng xăng dầu tưới vào, đốt cho đến khi cháy hết. Sau đó lấp đất lên trên, nện chặt. Cũng có thể đốt bng các lò đốt chuyên dụng.

Nên nhớ là trước khi xử lý phải giết gia cầm không được đốt hoặc chôn sống.

Đối với mỗi ổ dịch trong phạm vi xóm, thôn, ấp, xã, gia cầm phải được tiêu hủy chậm nhât là 2 ngày tính từ lúc phát hiện có dịch.

Đối với tỉnh có nhiều ổ dịch nhiều xã phường của nhiều huyện thị mắc bệnh, thời gian tiêu huỷ chậm nhất là một tuần từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên.

Ch tiêu huỷ gia cầm trong đàn mắc bệnh và đàn có tiếp xúc với đàn bị bệnh trong phạm vi dịch. Vùng lân cận không có tiếp xúc thì không bị tiêu hủy.

Phạm vi tiêu huỷ như sau

a.      Đổi với địa bàn thôn, bản, ấp:

-       Điểm dịch xảy ra ở một hộ:

+ Tiêu huỷ toàn bộ gia cầm tại hộ đó.

+ Tiêu huỷ gia cầm ở các hộ xung quanh nếu nuôi thả rông.   

- Điểm dịch xảy ra từ hai hộ trở lên nhưng nằm kề liền nhau:

+ Tiêu huỷ toàn bộ gia cầm tại các hộ đó.

+ Tiêu huỷ gia cầm tại các hộ lân cận (có thể là một thôn, bản, ấp).

+ Điểm dịch xảy ra từ hai hộ trở lên nhưng năm rải rác trong thôn, bản, ấp thì tiêu huỷ toàn bộ gia cm trong thôn, bản, ấp đó.

b.     Đối với địa bàn xã nếu có trên 50% thôn, bản, ấp có dịch (thôn, bản, ấp có dịch được hiểu là có một hay nhiều đàn mắc bệnh) thì tiêu huỷ toàn bộ gia cầm trong xã đó.

c.       Đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung nếu bị dịch đều phải tiêu huỷ toàn bộ gia cầm trong trang trại đó.

Phạm vi không tiêu huỷ

a.      Trong vùng có dịch các cơ sở chăn nuôi giống nếu làm tốt công tác an toàn sinh học kết quả xét nghiệm âm tính với virus cúm H5N1 thì không phải tiêu huỷ.

b.       Trong vùng dịch, cơ sở chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư làm tốt công tác an toàn sinh học, kết quả xét nghiệm âm tính với virus cúm H5N1 thì không phải tiêu huỷ.

 

(Nguồn: Tám mươi mốt câu hỏi về bệnh cúm gia cầm/Bùi Quý Huy.-H.: Nông nghiệp,2012.-40tr.,21cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103236)