Nhà tôi có 100m2 lúa trỗ bị đen cả bông, lốm đốm màu đen, màu nâu trên hạt, bị lép. Khoảng 1 tuần nay tôi đã dùng thuốc nhưng không thấy đỡ. Cho tôi hỏi nguyên nhân cùng biện pháp khắc phục?
13/10/21 02:17PM

Với việc lúa đang trỗ mà bị lem lép hạt lúa thì trong sản xuất người ta hay gọi đó là bệnh lem lép hạt. Tức là trong quá trình lúa trỗ thì gặp điều kiện thời tiết bất thuận như mưa nhiều mấy ngày liền hoặc độ ẩm cao. Nấm bệnh sẽ gây hại và phát triển ở trên bông, trên hạt. Thì đấy gọi là bệnh lem lép hạt, gây đen hạt và làm lép hạt. Vậy nấm bệnh chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng như bạn mô tả.

Để khắc phục hiện tượng này, có một số biện pháp sau:

Ngay từ ban đầu nên lưu ý khi gieo xạ lúa hay cấy lúa cần khống chế lượng hạt giống. Tỷ lệ diện tích gieo xạ cần giới hạn dưới 100kg/ha để cho ẩm độ ở trong ruộng không cao. Khi độ ẩm không cao sẽ là điều kiện để hạn chế nấm bệnh phát triển.

Với lúa cấy thì cũng cấy vừa phải không nên tham cấy dày mà cần cấy giãn mật độ, cấy thưa, cấy 2 hàng bỏ 1 hàng. Đó là cách cấy hiện nay ở trong sản xuất hay áp dụng. Ngoài ra không nên bón nhiều phân đạm hóa học mà tăng cường sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ, phân vi sinh để cho cây lúa khỏe mạnh phát triển bền vững.

Khi lúa trỗ mà gặp điều kiện thời tiết xấu thì ngay sau khi tạnh mưa là chúng ta phải phun trừ nấm bệnh ngay. Có thể dùng một trong bốn loại thuốc này: Difenoconazole, Propiconazole, Chlorothalonil, Propineb. Phun kép 2 lần, khi lúa trỗ khoảng 5% và khi lúa trỗ xong để tránh bệnh lem lép hạt.

(Nguồn: thvm.vn)