Roi giả, roi nhảy và roi rẽ của cây tre là gì?
14/05/14 09:37AM
- Roi giả: là chỉ sự kéo dài cuống thân khí sinh (cổ thân ngầm) của loại tre kiểu hợp trục và sau khi sinh trưởng theo chiều ngang dưới mặt đất tới độ dài nhất định, thân măng đâm lên sinh trưởng thành tre; loại cuống thân khí sinh này gọi là roi giả. Roi giả không rễ, không chồi, hình thái khác với roi tre.
- Roi nhảy: để chỉ ngọn roi sinh trưởng theo chiều ngang trong đất, đôi khi trồi lên khỏi mặt đất dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, sau lại lập tức chui vào trong đấ, hình thành hình cung, nên gọi là roi nhảy, bộ phận lộ ra ngoài mặt đất của roi nhảy biến thành màu lục. So sánh với roi tre nối liền với nó trong đất thì roi nhảy kích thước nhỏ, đốt dày, chồi bên ít khi nẩy, mắt rễ thường không ra rễ, nhưng không thể vô ý làm nó tổn thương, nếu không sẽ cắt đứt hệ thống luân đạo dưới đất, ảnh hưởng đâm roi ra măng, do đó lúc xới lại phải vun đất, che phủ bảo vệ. Cũng có ngọn roi sau khi trồi lên trên mặt đất tiếp tục mọc lên, hình thành thân tre khí sinh. Nhìn chung thân khí sinh của roi tre cong queo, nhỏ bé, vách dày, không có giá trị kinh tế mấy.

- Roi rẽ: để chỉ, sau khi ngọn roi bị thương hay bị gảy ngang mà mất đi ưu thế đỉnh ngọn. Khi có chồi bên kế cận nhanh chóng phân hóa nẩy chồi, mọc ra roi mới gọi là roi rẽ hay roi bên. Roi rẽ là hiện tượng thường thấy của tre mọc tản, vị trí và số lượng roi rẽ có quan hệ chặt chẽ với mức độ khỏe mạnh của roi tre và điều kiện thổ nhưỡng. Ở đất màu mỡ, tơi xốp, roi rẽ của roi tre to khỏe ít, thường chỉ 1-2 chiếc, còn trong đất xương xẩu nhiều đá, đôi khi tới 5-6 chiếc, khả năng đâm măng cũng thấp.

(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre: Bản dịch từ tiếng Trung Quốc/ Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần: biên dịch và hiệu đính.-H.: Nông nghiệp, 2006.- 213 tr.: ảnh minh họa.-: Đăng ký cá biệt: VB20082443, VT20094106)