Khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hung tỉnh Hà Giang
26/10/15 04:05PM
Chủ đề: Chăn nuôi

Tên đề tài: Khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hung tỉnh Hà Giang

Tổ chức chủ trì: Viện Chăn nuôi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và PTNT

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Thanh Hải

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Trịnh Phú Cử, TS. Trịnh Phú Ngọc, KS. Phạm Hải Ninh, KS. Nguyễn Khắc Khánh, ThS. Nguyễn Văn Mão, ThS. Trịnh Văn Bình, Trần Quang Bằng, BSTY Nguyễn Văn Sức

Thời gian thực hiện đề tài: 2012-2014

Kính phí thực hiện: 2.250 triệu đồng trong đó từ ngân sách là 1.200 triệu đồng

Ngày phê duyệt: 09 tháng 04  năm 2015 tại Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

Cấp phê duyệt: Quyết định số 811/BNN-KHCN ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả điều tra 200 hộ chăn nuôi tại 02 huyện Bắc Mê và Hoàng Su Phì cho thấy tổng đàn lợn Hung hiện có là 2830 con. Đàn lợn con và lợn choai chiếm tỷ lệ nuôi nhiều nhất (58,84%); tiếp đến là lợn nuôi thịt (24,66%); lợn nái (18,48%) và thấp nhất là lợn đực giống (2,01%). Màu sắc lông Hung đỏ chiếm 47,04% và màu lông hung ánh bạc chiếm 51,8%. Tập quán chăn nuôi lợn Hung của người dân địa phương chủ yếu là bán chăn thả 72,50% và nuôi nhốt 23,50%. Lợn Hung thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và bệnh do ký sinh trùng gây ra.

Kết quả phân tích AND dựa trên sự đa hình của 16 chỉ thị phân tử microsatellites cho thấy lợn Hung nuôi tại Hà Giang là một giống lợn có cấu trúc di truyền khác với các giống lợn Móng Cái, lợn hạ Lang ở Cao Bằng và lợn Lửng ở Phú Thọ. Điều này có thể kết luận giống lợn Hung là một giống riêng biệt khác xa với giống Móng Cái, lợn Hạ Lang và lợn Lửng.

Xây dựng quy trình chăm sóc, nuôi dướng và vệ sinh thú y phòng bệnh cho lợn Hung sinh sản và thương phẩm. Xây dựng 02 mô hình chăn nuôi lơn Hung sinh sản với quy mô 30 con/mô hình và 02 mô hình chăn nuôi lợn Hung thương phẩm quy mô 100 con/mô hình.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20154316)