Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật chế biến phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất chè an toàn
11/04/16 03:40PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật chế biến phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất chè an toàn

Thuộc Dự án Khoa học Công nghệ Nông nghiệp vốn vay ADB

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài:  TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình

Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: ThS. Vũ Thống Nhất, KS. Trần Đăng Khôi, ThS. Ngô Xuân Cường, TS. Nguyễn Văn Sức, ThS. Nguyễn Minh Hưng, ThS. Nguyễn Viết Hiệp, Hoàng Thị Xuân Mai, KS. Nguyễn Thị Kim Thư, KS.Lê Thị Hồng Thịnh, ThS. Lê Thiết Hải

Thời gian thực hiện đề tài: 2009-2011

 

Kết quả nghiên cứu:

Lượng phụ phẩm nông nghiệp có thể làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái khoảng 70.000 tấn (các nhà máy tinh bột sắn (vỏ bã sắn: 40.000 tấn), còn lại ở các hộ gia đình là phụ phẩm chất xanh).

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh (HCVS): với lượng 3 – 5 tấn bã, vỏ sắn + 1 – 2 tấn phân xanh (kích cỡ 10 – 15cm) + 0,1 – 0,3 tấn phân gia súc + 10 kg supe lân + 1 kg ure + 1 kg kali cloruaa + 1 kg đường + 1 kg bột chế phẩm + 1 lít sau 35 – 40 ngày ủ và đảo trộn thì phế phụ phẩm sẽ chuyển thành phân hữu cơ; bổ sung thêm 1 kg chế phẩm vi sinh vật gốc thì có thể tạo thành 2 – 4 tấn phân hữu cơ vi sinh thành phẩm.

Đề tài đưa ra được quy trình sử dụng phân HCVS cụ thể như sau:

+        Với loại hình chè LDP2 năng suất 6 tấn/ha

- Bón thay thế 25% đạm vô cơ bằng 10 tấn phân HCVS/ha (CT3) cho năng suất cao nhất đạt 7,53 tấn/ha, lợi nhuận 13,35 triệu đồng/ha/năm.

- Bón thay thế 50% đạm vô cơ bằng 15 tấn phân HCVS/ha (CT5) năng suất thực thu đạt 7,34 tấn/ha, cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 13,88 triệu đồng/ha/năm.

- Bón thay thế 25% và 50% đạm vô cơ bằng 10 -15 tấn phân HCVS đã tăng tỷ lệ mùn từ 1,2-1,3%; độ xốp đất tăng 6-8% trong 3 năm.

- Bón thay thế 25% và 50% đạm vô cơ bằng 10 -15 tấn phân HCVS sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn chè an toàn về dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng.

+        Với loại hình chè  LDP1 năng suất 10 tấn/ha

- Mức bón 300kg N + 100kg K2O + 100kg P2O5 + 10 tấn phân HCVS/ha cho năng suất thực thu cao nhất đạt 10,58 tấn /ha tăng 18% so với đối chứng. Nhưng sử dụng CT6 với mức bón 150kg N + 50kg K2O + 50kg P2O5 + 15,5 tấn phân HCVS/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 10,44 triệu đồng/ha/năm, dễ thực hiện phù hợp với điều kiện miền núi.

Đề tài đã sản xuất được trên 400 tấn phân HCVS tại các địa điểm: 120 tấn phân HCVS xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và nhà máy sắn Thanh Hà (20 tấn:2009; 60 tấn: 2010; 40 tấn: 2011); 60 tấn phân HCVS tại xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (20 tấn: 2009; 40 tấn: 2010); 200 tấn phân HCVS tại nhà máy sắn Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái. Đồng thời tiến hành thực hiện 6ha mô hình sử dụng phân HCVS trên cây chè tại địa bàn xã Vũ Linh – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái (2ha); xã Khải Xuân – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ (2ha); Đồi chè thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè – Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc (2ha). Kết quả đạt được: năng suất chè tăng 11-25% và hiệu quả kinh tế, tỷ suất lãi toàn phần đạt từ 70,34-79,57%.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- che an toan)