Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vệ sinh môi trường khả thi trong và sau lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long
05/05/16 09:50AM
Môi trường

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vệ sinh môi trường khả thi trong và sau lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long

Mã số đ tài: KC08.03/06-10

Thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Tổ chức chủ trì: Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường

Cơ quan chủ quản: Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Phùng Chí Sỹ

Các cá nhân tham gia đề tài: Lâm Minh Triết, Nguyễn Văn Quán, Nguyễn Đinh Tuấn, Nguyễn Phước Dân, Hoàng Khánh Hòa, Phạm Đình Đôn, Nguyễn Thế Tiến, Lê Quang Hân, Vương Quang Việt

Thời gian thực hiện đề tài: 5/2007-5/2009

Kinh phí thực hiện đề tài: 2.850 triệu đồng, trong đó:

+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2.750 triệu đồng

+ Kinh phí từ các nguồn khác: 100 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các mô hình vệ sinh môi trường (VSMT) phù hợp trước, trong và sau lũ tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dựa trên đặc điểm ngập lũ, thời gian ngập lũ, nguồn nước, chất lượng nước, hình thái bố trí dân cư. Nguồn nước và chất lượng các nguồn nước là những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định cho việc lựa chọn các mô hình cung cấp nước sạch tại ĐBSCL trước, trong và sau lũ tại ĐBSCL

Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tại các vùng nông thôn ĐBSCL nói chung và vùng ngập lũ nói riêng đang tồn tại một số mô hình cấp nước sinh hoạt như sau: (1). Mô hình chứa nước mưa; (2). Mô hình sử dụng nước sông rạch; (3). Mô hình sử dụng nước ao, hồ, đìa để sinh hoạt; (4). Mô hình sử dụng nước giếng; (5). Mô hình cấp nước tập trung; (6). Mô hình cấp nước theo từng cụm dân cư; (7). Mô hình cấp nước phân tán cho từng hộ dân cư.

Trong khuôn khổ đề tài KC08-03/06-10, nghiên cứu đề xuất và trình diễn 05 mô hình về cung cấp nước sạch trước, trong và sau lũ tại ĐBSCL

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-8826)