Nghiên cứu phát triển cây cải dầu cho đồng bào các dân tộc vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang (Mã số đề tài: 09/2009/HĐ-ĐTKHCN)
02/11/16 02:46PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển cây cải dầu cho đồng bào các dân tộc vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang (Mã số đề tài: 09/2009/HĐ-ĐTKHCN)

Tổ chức chủ trì: Viện Công nghiệp Thực phẩm

Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Đức Chiến

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Bùi Quang Thuật, ThS. Lê Bình Hoằng, ThS. Đào Thị Nguyên, TS. Nguyễn Trung Hiếu, TS. Lý Ngọc Trâm, ThS. Bùi Thị Bích Ngọc, KS. Trần Ngọc Diệp, ThS. Vũ Xuân Thanh

Thời gian thực hiện: 11/2009-6/2013

Kinh phí thực hiện: 3.030 triệu đồng, trong đó

-         Kinh phí từ ngân sách:        1.930 triệu đồng,

-         Kinh phí từ nguồn khác:     1.100 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Xác định vùng phát triển cây cải dầu vụ đông có hiệu quả kinh tế cao trên đất một vụ, với diện tích phát triển cải dầu là 4.132,4 ha tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc tỉnh Hà Giang là Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Tuyện chọn bộ giống cải dầu nhập nội cho năng suất cao chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của 4 huyện đó là Agamax-Đức, Trapper-Đức, Hyola 432-Úc, Hyola76-Úc.

Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sản xuất cây cải dầu trên 4 huyền, từ đó xây dựng được mô hình trồng 50 ha cải dầu tại huyện Đồng Văn và Mèo Vạc với 2 giống cải dầu được lựa chọn là giống cải dầu Agamax của Đức và Hyola 432 của Úc. Kết quả ban đầu cho thấy sự phù hợp, thích ứng và ổn định của hai giống cải Agamax của Đức và Hyola 432 của Úc, khắng định tính phù hợp và tính khoa học của quy trình kỹ thuật canh tác sản xuất cây cải dầu nhập nội cũng như hiệu quả kinh tế, sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình nều giải quyết tốt và đồng bộ các vấn đề liên quan.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164801)