Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ gamma, nguồn Co-60 có hoạt độ 236
Ci, trong tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống lúa
Tổ chức chủ trì: Viện Di truyền nông
nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS.
Đoàn Văn Sơn
Các cá nhân tham gia
nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thị Huê, TS. Võ Thị Minh Tuyển, KS. Hoàng
Minh Trang, KS. Nguyễn Thị Hảo, ThS. Đoàn Thị Minh Thúy, ThS. Nguyễn Thị Hồng
Thời gian thực hiện: 2020-2022
Kinh phí thực hiện: 400 triệu
đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 85
QĐ-KHNN-KH ngày 03 tháng 3 năm 2023 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Nghiệm thu: ngày 09 tháng 3 năm 2023 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Sau khi chiếu xạ
bằng tia gamma nguồn Co-60 có hoạt độ 236 Ci tại Viện Di truyền Nông nghiệp vào
hạt khô và hạt ướt (ngâm ủ đến các thời điểm 36h, 48h, 57h, 66h và 72h) của 2
giống lúa ST20 và giống lúa VTNA6 với dải liều chiếu xạ 150Gy, 200Gy, 250Gy,
300Gy, 350Gy, 400Gy, 450Gy và 500Gy, đã thu được một số kết quả sau: chiếu xạ
liều 200Gy và 250Gy vào hạt ướt ở thời điểm 66h hoặc chiếu xạ liều 300 và 350Gy
vào hạt lúa khô cho tần số biến dị cao hơn với nhiều đột biến có ý nghĩa chọn
giống hơn so với các liều xạ và thời điểm khác; chọn lọc và đánh giá qua các
thế hệ, từ 105 cá thể xuất hiện biến dị có ý nghĩa chọn giống ở thế hệ M2, đã
thu được 95 cá thể đột biến ở thế hệ M3, thế hệ M4 đã chọn lọc được 82 dòng đột
biến. Qua đánh giá và sàng lọc các đặc điểm nông sinh học ở thế hệ M5 đã chọn
được 68 dòng lúa đột biến. Ở thế hệ M6, qua đánh giá khả năng chống chịu sâu
bệnh hại chính (bạc lá, đạo ôn, rầy nâu), đánh giá tính chống đổ, chịu mặn…đã
chọn được 56 dòng đột lúa biến ưu tú. Trong đó, 31 dòng lúa đột biến chọn được
từ giống lúa ST20 và 25 dòng từ giống lúa VTNA6. Các dòng này mang ít nhất một
đặc điểm cải tiến hơn so với giống gốc về một trong những đặc tính hình thái, nông
học hoặc khả năng chống chịu.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và
PTNT- DT20236834/GGN
23-04-049)