Cách chăm sóc, nuôi dưỡng cừu sinh sản?
02/03/23 02:35PM

* Cừu chửa:

- Cừu cái sau khi giao phối 16-17 ngày mà không có biểu hiện động dục lại, không chịu đực nữa là triệu chứng có chữa.

- Khoảng 1 tháng trước khi đẻ nên nhốt cừu chữa ở ô chuồng riêng, có ổ rơm, đi chăn gần và tránh đồi dốc cao, tránh bị xô đẩy dễ gây ra hiện tượng sẩy thai. Bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi, mốc.

- Tránh để cừu bị lạnh

- Đừng để cừu mập quá vì cừu quá mập thường sinh sản kém

- Cần chăm sóc đặc biệt ở 2 tháng chữa cuối

- Khi có dấu hiệu sắp đẻ, lót ổ bằng rơm, cỏ khô sạch trong chuồng ép và có kế hoạch trực đẻ. Thức ăn: Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp 0,1-0,3 Kg, thức ăn củ, quả 0,4Kg, thức ăn thô xanh 3-6 Kg /Con/ngày.

* Cừu đẻ:

Khi cừu sắp đẻ bầu sữa trở nên to ra, âm hộ sưng mọng có chất lầy nhầy chảy ra. Cừu hay đi đái, nước đái sẫm và đặc hơn. Khi cừu đẻ, ở âm hộ bọng nước ối lòi ra, khi bọc nước ối vỡ, 2 chân trước cừu sơ sinh lòi ra, rồi đến mõm, đầu, sau đến ngực, bụng và chân sau. Có trường hợp chân sau ra trước, chân trước và đầu ra sau. Còn lại những trường hợp khác ta phải can thiệp vì cừu đẻ khó. Thời gian từ khi đau đẻ đến khi đẻ là 2 tiếng. Sau khi đẻ 20-30 phút đến 1-2 giờ thì nhau ra.

Những điều lưu ý khi giải quyết các trường hợp đẻ khó:

- Phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

- Bôi trơn bàn tay để thao tác thuận lợi bằng dầu ăn và vasơlin.

- Phải xác định chính xác vị trí hiện tại của thai để có phương án xử lý đúng đắn khi xoay thai, chỉnh lại vị trí cho thai thuận và kéo ra ngoài nhẹ nhàng theo nhịp rặn của cừu mẹ.

Chăm sóc cừu sau khi đẻ:

- Khi cừu con lọt lòng mẹ, dùng khăn sạch lau nước nhầy ở mũi và miệng cho cừu, lấy dây sạch thắt cách rốn độ 5-6 cm, nhớ để lại 3-4 cm tính từ điểm thắt, vuốt cho máu từ điểm thắt ra ngoài hết, cắt rốn rồi sát trùng bằng thuốc đỏ hoặc cồn Iốt. Bóc lớp màng mỏng ở đế bàn chân cừu sơ sinh. Sau khi cừu mẹ đẻ xong, khát nước dữ dội, cho cừu mẹ uống nước thỏai mái (nước có pha đướng 1% hoặc muôi 0,5%). Trong 4-5 ngày đầu 1 phần do cừu mẹ mệt, 1 phần vì ham con, nên không muốn ăn. Cho cừu mẹ ăn thức ăn dễ tiêu như cỏ non, thức ăn tinh (cháo bắp, khoai) để sức khoẻ mau hồi phục. Sau đó cho ăn thức ăn xanh non, hạt ngũ cốc, củ quả. Cần phòng bệnh bại liệt cho cừu mẹ bằng cách tiêm canxigluconat.

* Cừu sơ sinh:

- Cừu con mới đẻ chưa ráo lông đã đứng lên được và bắt đầu bú mẹ. Những trường hợp cừu con quá yếu chưa thể tự bú mẹ thì phải vắt ngay sữa đầu cho chúng uống chậm nhất là nửa giờ sau khi đẻ. Sữa đầu là thức ăn không thể thay thế đối với cừu con mới đẻ, do đó cừu con càng bú được nhiều sữa đầu càng mau lớn, khoẻ mạnh và chống được nhiều bệnh tật.

Nhiều cừu con mới đẻ chưa có thói quen tự tìm vú mẹ Ta có thể tập cho cừu con bú bằng cách, trong một vài ngày đầu, ấn nhẹ miệng cừu con vào núm vú cừu mẹ, thậm chí vạch miệng cừu con để nó ngậm được vú cừu mẹ, có thể bóp vào núm vú cừu mẹ cho sữa chảy ra để cừu con tập bú, trong quá trình cừu con bú, ta phải giữ cừu mẹ sao cho cừu con được bú no. Trong 10 ngày đầu cừu con ở chung với cừu mẹ và chúng được bú tự do, tập cho chúng bú đều cả 2 núm vú.

- Từ ngày thứ 11 phải tách đàn con ra khỏi mẹ và nuôi trong ngăn chuồng riêng, hàng ngày đưa con đến bú, tập cho cừu con ăn cỏ, đến 90-120 ngày cai sữa cho cừu con.

(Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn)