Kỹ thuật thiết kế lồng nuôi và thả giống cá tầm trong lồng bè trên hồ chứa.
22/12/22 09:57AM

Một số đặc điểm sinh học của cá tầm:

Cá tầm là loài cá ăn ở tầng đáy, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật giáp xác, nhuyễn thể, giun tơ, ấu trùng côn trùng và cá nhỏ. Trong điều kiện nuôi hiện nay, cá tầm chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và 1 phần là tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên.

Môi trường thích hợp cho cá tầm sinh trưởng và phát triển tốt là: nước lưu thông, nhiệt độ thích hợp từ 16 - 28 độ C, pH từ 6,5 - 8; Oxy hòa tan trong nước > 5 mg/l.

Trong điều kiện nuôi lồng bè, một năm cá tầm có thể đạt kích cỡ từ 1,5 - 2 kg/con. 

Lựa chọn vị trí đặt lồng nuôi cá tầm:

Vị trí đặt lồng/bè phải nằm trong vùng quy hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; không bị ảnh hưởng bởi lũ, không gần cửa đập và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm; lựa chọn nơi có dòng chảy nhẹ, có độ sâu cách đáy lồng lúc mực nước thấp nhất là >10 m.

Những vùng thuật lợi cho việc neo giữ lồng bè.

Nguồn nước sạch, mát, nhiệt độ nước tại khu đặt lồng bè phải đảm bảo dao động trong năm từ 16 - 28 độ C.

Thiết kế, lắp đặt lồng bè nuôi:

Lồng bè nuôi cá tầm trên hồ chứa hiện nay có 2 loại lồng chính là lồng hình tròn và lồng hình vuông.

Một số ưu nhược điểm của 2 loại lồng trên:

Loại lồng

Ưu điểm

Nhược điểm

Hình tròn

Chịu được sóng gió, di chuyển dễ dàng, thể tích lớn

Chi phí đầu tư tốn kém, khó kiểm tra cá do thể tích lớn, chỉ phù hợp nuôi ở các hồ chứa lớn

Hình vuông

Chi phí đầu tư thấp, di chuyển dễ dàng, dễ dàng kiểm tra và thu hoạch cá

Khả năng chịu sóng gió kém hơn

Lồng bè nuôi cá tầm thường gồm các bộ phận: khung lồng, lưới lồng, neo giữ lồng bè, phao nổi và nhà quản lý trên bề mặt lồng bè.

* Các loại vật liệu làm lồng:

- Khung lồng:

Vật liệu làm khung lồng nuôi cá tầm hình vuông sử dụng ống thép, thép V, ống kẽm (Ø34). Các thanh ống kẽm, thép được hàn chặt tạo thành hệ thống khung lồng chắc chắn.

Khung lồng hình tròn sử dụng vật liệu ống nhựa HDPE Ø200 mm được hàn bằng nhiệt, các khung lồng được kết nối với nhau bằng các đai thép mạ kẽm.

- Lưới lồng:

Lưới lồng được làm bằng lưới sợi PE dệt không gút để cá không bị xây sát. Lưới không thủng, mắt lưới đều, mắt lưới thích hợp để giữ cá nhưng vẫn đảm bảo nước lưu thông; kích cỡ mắt lưới từ 2a = 1 - 4 cm tùy theo kích cỡ của cá.

- Phao:

Phao nổi nên sử dụng các phi nhựa/phi thép 200 lít, lắp đặt phao lưu ý phải quay phần nắp phao lên trên để tránh hiện tượng dò rỉ nước làm chìm phao hoặc các tấm xốp lớn được bọc lưới hoặc bạt để tăng độ bền trong nước.

Kích thước lồng nuôi được tính toán sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiện địa hình của hồ chứa và trình độ quản lý chăm sóc của chủ hộ.

- Nhà ở quản lý:

Tùy theo kích cỡ lồng bè mà ta xây dựng khu nhà ở và kho chứa cho phù hợp.

Một số loại kích cỡ lồng bè nuôi thương phẩm cá tầm trên hồ chứa.

(Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn)