Nghiên cứu tạo dòng bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) chuyển gen GS1
19/07/21 10:43AM
Nguyễn Thị Hồng Gấm (ch.b.), Bùi Văn Thắng, Chu Hoàng Hà.... - H. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019, 170tr., 24cm. ISBN: 9786049806452

Bạch đàn urô là loài quan trọng và chủ lực cho trồng rừng sản xuất nguyên liệu bột giấy ở nước ta, với diện tích gây trồng lên đến hàng trăm nghìn hécta và trồng ở nhiều vùng trong cả nước. Mặc dù, trồng rừng bạch đàn urô hiện nay chủ yếu từ các dòng/giống đã được tuyển chọn nhưng năng suất vẫn chưa được cải thiện đáng kể (10-20 m3/ha/năm) so với năng suất rừng trồng bạch đàn urô ở một số nước trên thế giới vẫn còn tương đối thấp. Vì vây, việc nghiên cứu chọn tạo được giống bạch đàn urô có sức sinh trưởng nhanh và có thể gây trồng hiệu quả trên các nền đất nghèo dinh dưỡng sẽ nâng cao được năng suất rừng trồng và mở rộng được diện tích là rất cần thiết.       

Việc ứng dụng kỹ thuật di truyền trong việc tạo giống cây lâm nghiệp có sức sinh trưởng nhanh trên thế giới đã thu được các kết quả khả quan. Để nâng cao năng suất, chất lượng và tính chống chịu của các giống bạch đàn, việc áp dụng kỹ thuật di truyền được thực  hiện: bạch  đàn  E. camaldulensis chuyển gen (C4H, antisense CAD, LIM domain transcription factor) làm giảm hàm lượng lignin [1,7,11]; bạch đàn E. urophylla chuyển gen CecropinD kháng bệnh gây ra bởi Pseudomonas solanaceanum [10]; bạch đàn E. camaldulensis chuyển gen codA 12-5B, codA 12-5C, codA 20-C có khả năng chịu mặn [8]; bạch  đàn E. saligna chuyển gen P5CS có khả năng chịu hạn [2]. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu nào về tạo  giống bạch  đàn chuyển gen GS1 liên  quan  đến sử dụng  hiệu quả  nguồn nitrogen, kích  thích cây sinh trưởng nhanh.

Tài liệu này trình bày kết quả chọn tạo dòng Bạch đàn  urô chuyển gen GS1 tăng cường hiệu quả sử dụng nitrogen làm vật liệu cho chọn tạo giống bạch đàn urô chuyển gen sinh trưởng nhanh.