Nghiên cứu chỉ thị phân tử chọn giống cá rô phi sinh trưởng nhanh trong môi trường nước mặn lợ và đơn tính đực khi lai xa
03/11/16 01:51PM
Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu chỉ thị phân tử chọn giống cá rô phi sinh trưởng nhanh trong môi trường nước mặn lợ và đơn tính đực khi lai xa

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Ninh

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Anh Hiếu, CN. Lưu Thị Hà Giang, ThS. Lê Ngọc Khánh, CN. Vũ Thị Trang, ThS. Lê Anh Thủy, CN. Phạm Tuấn Anh, ThS. Ngô Phú Thỏa

Thời gian thực hiện: 2011-2013

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy chỉ thị trên gen prl1 có liên kết với sinh trưởng nhanh của cá rô phi nuôi trong môi trường có độ mặn 9-14%o với các kiểu gen cụ thể là BC, BD, CC, CD, DD. Chọn lọc cá thể có các kiểu gen trên từ các gia đình có EBV cao đối với cá rô phi trong điều kiện nuôi có độ mặn 9-14%o đã cho hệ số di truyền ước tính cao. Hiệu quả chọn lọc theo tính trạng khối lượng ước tính dao động từ 11,2-24,6% ở mỗi thế hệ. Hệ số di truyền ở mức trung bình từ 0,2 đến 0,32.

Bốn vị trí microsatellite đã được kiểm tra (GM139, GM354, UNH104, UNH995) trên cá bố mẹ lựa chọn hình thái phục vụ lai xa sản xuất cá đơn tính đực thế hệ G2. Ba vị trí microsatellite liên kết với giới tính được kiểm định ở các thế hệ tiếp theo gồm GM354, UNH104, UNH995 đều có các alen đặc hiệu và cho phép lựa cá rô phi bố mẹ khi tiến hành lai xa sẽ cho tỷ lệ giới tính đực cao. Kết quả đã lựa chọn được 6.500 con cá rô phi bố mẹ O. niloticus dòng Israel và 5.000 con cá rô phí bố mẹ O. aureus dòng Israel khi lai xa cho tỷ lệ giới tính đực > 95% ở thế hệ con.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164811)