Măng tre thành thục có đặc trưng gì? Lúc nào đào măng là tốt nhất?
14/05/14 09:54AM

Măng thành thục khoogn có giới hạn rõ rệt, nói chugn lấy giá trị ăn để đánh giá, sợi tăng nhiều, mô lão hóa là biểu hiện quá già.

Măng mùa đông của các loài trúc, vầu là tiên thân của măng xuân, từ mùa thu chồi măng phân hóa dần dần phình to, đến mùa đông nhiệt độ giảm xuống, măng mùa đông không sinh trưởng nữa và là kỳ thu hái, nhìn bề ngoài măng có màu vàng nhạt, gốc măng thường không có rễ, sau lập xuân, măng tre tiếp tục sinh trưởng, đất lồi lên và nứt ra dạng phóng xạ, đỉnh măng mọc lên khỏi mặt đất, bẹ măng có hoa văn màu nâu, có lông, ngọn roi cũng sinh trưởng hướng đi lên, đào lên có thể thấy ngọn roi. Lúc này có thể đào măng.

Kỳ thu hái măng loại cây nhỏ, như măng nứa, măng mai, khi lưỡi bẹ chưa mở, tai bẹ vẫn chưa rõ ràng là có thể thu hái, nếu để phát triển đủ thì măng dã già.

Tiêu chuẩn thu hái măng, thường lấy lá mo nhỏ đoạn cuối măng chĩa nạng là vừa, nếu đoạn cuối còn nhọn, biểu hiện chưa chín, tai bẹ mo phát triển đầy đủ lại là lúc quá già.

(Cần chú ý là các loài tre mọc tản như Trúc Vầu, Lành Hanh… có măng mùa đông-xuân, còn các loài tre mọc cụm như: Tre gai, luồng, mai, diễn, bát độ… có măng mùa hè-thu)

(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre: Bản dịch từ tiếng Trung Quốc/ Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần: biên dịch và hiệu đính.-H.: Nông nghiệp, 2006.- 213 tr.: ảnh minh họa.-: Đăng ký cá biệt: VB20082443, VT20094106)