Nghiên cứu công nghệ chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn và thông trên các lập địa thoái hoá, nghèo chất dinh dưỡng
05/05/16 10:05AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn và thông trên các lập địa thoái hoá, nghèo chất dinh dưỡng

Thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Phạm Quang Thu

Các cá nhân tham gia đề tài: Ths. Trần Thanh Trăng, Ths. Đặng Như Quỳnh, Ths. Lê Thị Xuân, Ks. Nguyễn Mạnh Hà, Ths. Lê Văn Bình, Ths. Nguyễn Thị Thúy Nga, Ths. Đặng Thanh Tân, Ks. Nguyễn Quang Dũng, Ths. Đào Ngọc Quang

Thời gian thực hiện đề tài: 11/2006-12/2010

Kinh phí thực hiện đề tài: 2.670 triệu đồng, trong đó:

+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2.670 triệu đồng

+ Kinh phí tiết kiệm chi : 36,880 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã tuyển chọn được 10 chủng nấm cộng sinh với thông và bạch đàn, 15 chủng vi sinh vật (VSV) phân giải lân (có khả năng phân giải lân cao so với đối chứng, gấp từ 5,8 đến 11,3 lần), 10 chủng VSV đối kháng nấm gây bệnh thối cổ rễ cây thông, 5 chủng VSV đối kháng nấm gây bệnh cháy lá bạch đàn và 5 chủng VSV đối kháng nấm gây bệnh đốm lá bạch đàn (có đường kính ức chế đối với các loài nấm gây bệnh từ 21 đến 29 mm).

Trong chế phẩm viên nén, các chủng có thể tồn tại cùng với nhau và không có hiện tượng thực khuẩn. Mật độ tế bào của các chủng VSV hữu hiệu không thay đổi sau 4 tuần và giảm nhẹ sau 8 tuần. Hoạt tính sinh học của các chủng VSV sau khi tập hợp chủng vẫn bảo tồn được khả năng phân giải lân khó tan và đối kháng với các loại nấm bệnh. Môi trường dinh dưỡng cho nhân sinh khối các chủng VSV phân giải lân là Pikovskaya, VSV đối kháng nấm gây bệnh là PD broth, tốc độ lắc tối ưu là 200 vòng/phút trong 72 giờ ở nhiệt độ 25oC.

Ảnh hưởng của chế phẩm đối với Thông mã vĩ và Thông nhựa ở vườn ươm sau 4 tháng cho thấy công thức 1 (7g chế phẩm/ cây) có hiệu lực cao nhất. Ảnh hưởng của chế phẩm đối với bạch đàn camal và bạch đàn nâu ở vườn ươm sau 4 tháng cũng cho thấy công thức 1 có hiệu lực cao nhất. Ảnh hưởng của chế phẩm đối với dòng bạch đàn PN14 tại rừng trồng thí nghiệm sau 24 tháng tuổi thì công thức 1 có ảnh hưởng tốt nhất. Ảnh hưởng của chế phẩm đối với dòng bạch đàn U6 tại rừng trồng thí nghiệm sau 20 tháng tuổi với công thức 1 có ảnh hưởng tốt nhất. Ảnh hưởng của chế phẩm đối với Thông nhựa tại rừng trồng thí nghiệm sau 19 tháng tuổi ở công thức 1 có ảnh hưởng tốt nhất.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-8865)