Nếu nuôi lợn rừng lai thì nên sử dụng mức pha máu nào?
22/01/14 01:33PM

        Con lợn thuần giữ 100% vật chất di truyền từ phép lai giữa lợn đực rừng thuần chủng với lợn rừng nái thuần chủng là lý tưởng nhất nhưng trên thực tế, phép lai ít phổ biến do khan hiếm lợn rừng thuần.

            Giống lợn rừngl hiện đang được bán trên thị trường thường là con lai F3, công thức lai là cho F1, F2 lai trở lại với bố lợn rừng thuần chủng. Đến đời F3 là có lợn rừngl ¾ máu trở lên, cũng có chất lượng và ngoại hình khác giống lợn rừng thuần chủng. Vì vậy, vẫn có thể  chấp nhận các con giống F3 này để nhân giống trong khi thị trường giống thuần còn hiếm và khó khăn như hiện nay.

            Phép lai nhân giống tốt nhất hiện nay:

Thế hệ P: Lợn rừng đực giống thuần (100%) x Lợn rừng nái lai (75%) → F1 (87,5%)

Thế hệ F1: Lợn rừng đực giống thuần (P) (100%) x Nái giống F1 (87,5%) → F2 (93,75%)

Thế hệ F2: Lợn rừng đực giống thuần (P) (100%) x Nái giống F2 → F3 (96,88%)

Thế hệ F3: Đực giống F3 x Nái rừng lai F2, F3

    Đực giống F3 x Nái địa phương

    Đực giống F3 x Nái rừng thuần

            Tuy nhiên, lợn đực giống thuần cũng khan hiếm nên nhiều cơ sở chăn nuôi đã sử dụng lợn đực rừng lai làm giống, cho lai với nái rừng lai hoặc nái thuần địa phương. Phương thức lai tương tự là thực hiện phép lai đảo F1,F2 với lợn bố để có mức máu lai lợn rừng ưu thế trong thế hệ F3 (71,88%).

            Kiểu lai nhân giống này tuy có mức di truyền của lợn rừng thấp hơn nhưng vẫn chấp nhận được trong tình trạng khan hiếm giống hiện nay, hơn nữa còn bảo tồn được các giống lợn nội thuần chủng. Để kiểu nhân giống này có kết quả tốt nhất nên sử dụng lợn Sóc thuần chủng để lai với lợn rừng đực lai vì lợn Sóc rất giống với lợn rừng về ngoại hình, tập tính và khả năng sinh trưởng, sinh sản. 
 

(Nguồn: Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng / Đào Lệ Hằng . - H. : Hà Nội, 2010. - 145tr. ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102972, VB20082715, VB20082748)