Vườn sầu riêng cứ vào những đợt cây ra lá non lại thấy xuất hiện chứng bệnh làm rụng hàng loạt lá non, nhiều khi chỉ còn trơ lại cành. Quan sát trên các đọt non và mặt dưới của những lá non thấy có những con vật nhỏ dài khoảng vài ly, màu vàng hoặc trắng có lông trắng dài ở đuôi. Xin cho biết có phải những con vật này đã gây ra bệnh rụng lá non? Nếu đúng xin được hướng dẫn cách chữa trị?
05/01/14 03:14PM

   Qua mô tả thì hiện tượng rụng lá non trên cây sầu riêng không phải do bệnh hại gây ra, mà do những con vật nhỏ dài khoảng vài ly, có màu vàng, màu trắng và lông đuôi dài gây ra. Con vật này có nên là rầy nhẩy (Allocaridara maleyensis). Không chỉ ở nước ta, loài rầy này còn gây hại nhiều trên cây sầu riêng ở một số nước xung quanh ta như Thái Lan... đây là loại sâu hại rất quan trọng trên cây sầu riêng ở các tỉnh Nam Bộ. Qua điều tra của các nhà chuyên môn thì tại ĐBSCL có những nơi có đến tám, chín chục phần trăm số cây bị chúng tấn công. Tác hại của rầy có chiều hướng gia tăng và lan rộng trong vài năm gần đây, nhất là ứ các vùng chuyên canh cây sầu riêng như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai, Lâm Đồng...

   Con trưởng thành của loài rầy này dài khoảng 3-4mm, màu nâu nhạt, cánh trong suốt. Chúng di chuyển đến cây sầu riêng để đẻ trứng khi cây vừa mới nhú đọt non. Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt, kích thước khoảng một mm. Con trưởng thành cái đẻ trứng thành từng ổ bên trong mô của những lá còn non chưa mở ra. Rầy non có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm. Sang tuổi 2, trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng. Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất đài ở cuối đuôi. Khi bị động chung di chuyển rất nhanh.

   Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Con rầy non thường tập trung trong những lá non còn xếp lại, còn con trưởng thành thường tập trung ở mặt dưới của lá non. Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập của nhà vườn. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường rất lốt cho nấm bồ hóng phát triển phù đen bề mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.

   Để hạn chế tác hại của rầy, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

-         Dùng máy bơm tưới nước có áp suất mạnh xịt vào những chỗ có rầy bu bám để rửa trôi bớt rầy.

-         Mỗi khi cây sầu riêng ra đọt non, lá non cần kiểm tra vườn cây thường xuyên, nếu phát hiện có nhiều đọt non, lá non bị nhiễm rầy thì tiến hành phun xịt thuốc kịp thời, về thuốc các bạn có thể luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như: Bassa; Trebon; Applaud; Applaud-Mipc; Suprathion; Supracide; Mospilan... (liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất in trên nhãn thuốc). Chú ý không nên phun xịt thuốc tràn lan trên toàn bộ cây mà chỉ nên tập trung xịt vào những chỗ có rầy để tiết kiệm thuốc, công phun xịt và đỡ gây ảnh hưởng đến những loài côn trùng có ích trong vườn cây.

(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 5: Cây ăn trái / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. - 154 tr.; 20,5cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103123)