Nghiên cứu điểm cụm tương hỗ dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp ở Việt Nam: Sách chuyên khảo
26/07/21 03:05PM
Hoàng Sỹ Động. - H. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2020. - 258tr.; 24cm. ISBN: 9786049468681

Lý thuyết cụm tương hỗ đã được nhà kinh tế học M. Porter phát triển và được sử dụng khá phổ biến trong việc hoạch định các chính sách cạnh tranh kinh tế. Trong những năm gần đây, lý thuyết cụm tương hỗ được một số nhà khoa học nước ngoài vận dụng sáng tạo trong việc phát triển các mô hình cụm tương hỗ (cụm hàng hải, dầu khí ở Na Uy, công nghệ thông tin ở thung lũng Silicon của Mỹ,…) với mục đích tạo ra sức mạnh cạnh tranh của một khu vực địa lý trên bản đồ cạnh tranh toàn cầu và nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên ngoài để tạo ra giá trị lợi nhuận cao. 

Cụm tương hỗ trong thời kỳ toàn cầu hóa khác với tổ hợp cụm công nghiệp và doanh nghiệp thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ở Đông Âu trước đây. Điểm khác biệt cơ bản là sự tương tác, liên kết ở trình độ cao, tổ chức hiện đại và cạnh tranh toàn cầu dự vào tiềm năng lợi thế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để tạo ra các sản phẩm thương hiệu quốc tế và thu được giá trị gia tăng cao.

Tài liệu đã nghiên cứu, phát triển cụm tương hỗ cảng biển và du lịch vùng miền Trung phục vụ quy hoạch; tổng quan cụm tương hỗ xe máy vùng Hà Nội gắn tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng; cơ sở lý luận cụm tương hỗ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang.