Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng tơ kén ở Tây Nguyên
11/04/16 04:31PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng tơ kén ở Tây Nguyên

Thuộc dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp vốn vay ADB

Tổ chức chủ trì: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài:  Lê Quang Tú

Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: Nguyễn Đăng Định, Nguyễn Xuân Hồng, Đặng Thị Hà, Lê Quý Tuỳ, Vũ Thị Thược

Thời gian thực hiện đề tài: 2009-2011

Kinh phí thực hiện: 450 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu chọn lọc được 02 giống dâu: S7-CB và VA-201 cho vùng sinh thái của Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và Đắk Glong, tỉnh Đắc Nông. Năng suất 25 tấn lá/ha, nhiễm bệnh thấp, chất lượng lá tốt.

Xác định mật độ thích hợp cho cây dâu ở cả 2 vùng Đắk Glong và Bảo Lâm là 40.000 cây/ha. Liều lượng phân bón tại huyện Bảo Lâm với mức 320kgN : 160 kg P2O5: 160 kg K2O/ha/năm và huyện Đắk Glong là 280 kgN : 140 kg P2O5: 140 kg K2O /ha/năm thì cho năng suất dâu đạt trên 25 tấn/ha/năm. Thời vụ đốn dâu vào tháng 3 là phù hợp nhất với cây dâu ở Bảo Lâm. Đốn tháng 3 đến tháng 4 là phù hợp với vùng Đắk Glong.

Cặp lai LQ2 và LTQ có thể nuôi quanh năm ở Bảo Lâm và Đắk Glong. Cặp lai TN1278 có thể sử dụng được trong mùa khô. Kỹ thuật nuôi tằm theo 2 giai đoạn giảm chi phí được 5%, tăng thu nhập 17%,  lợi nhuận cao hơn 27% so với qui trình cũ. Xây dựng được 7 mô hình trồng dâu, 2 mô hình nuôi tằm con và 6 mô hình nuôi tằm lấy kén ươm. Năng suất dâu năm thứ 2 đạt 17,4 -18,5tấn/ha/năm. Năng suất kén đạt 1.600 - 1.700 kg kén/ha/năm. Dự kiến năm thứ 3 (thời kỳ dâu kinh doanh ổn định năng suất) đạt trên 25 tấn lá dâu/ha/năm và nuôi được 2.200 kg kén/ha/năm.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- Le Quang Tu)