Nghiên cứu hỗn hợp dung dịch Silicate-Xi măng để xử lý khẩn cấp sự cố công trình thủy lợi
26/04/24 08:45AM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu hỗn hợp dung dịch Silicate-Xi măng để xử lý khẩn cấp sự cố công trình thủy lợi

Tổ chức chủ trì: Viện Thủy công- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Chính

 Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Bùi Xuân Việt, ThS. Phan Việt Dũng, ThS. Dương Bích Hợp, ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, KS. Nguyễn Văn Quỳnh, ThS. Đặng Văn Kiên, ThS. Lê Quý Nam, CN. Nguyễn Thị Mai Phương, KS. Bùi Hoàng Khánh, KS. Nguyễn Trọng Tiến

 Thời gian thực hiện: 2021-2022

Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng

 Cấp phê duyệt: Quyết định số 499/QĐ VKHTLVN ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 23 tháng 9 năm 2022 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Tổng quan các dạng sự cố thấm của công trình thủy lợi (CTTL) và sự cầm thiết của công việc khoan phụt chống thấm đã trở thành công tác hết sức quan trọng trong xây dựng các CTTL. Tổng quan các giải pháp khoan phụt truyền thống hiện nay và chỉ ra việc sử dụng công nghệ nào, dung dịch phụt ra sao phụ thuộc vào tình hình và yêu cầu cụ thể của công trình. Đánh giá hiệu quả chống thấm của công nghệ khoan phụt hóa chất (KPHC) để giải quyết bài toán đóng rắn nhanh ngay cả trong môi trường dòng thấm có áp. Trên cơ sở đó, đề xuất ứng dụng hỗn hợp Silicate –Sol - Xi măng cho khoan phụt xử lý khẩn cấp sự cố thấm CTTL.

Nghiên cứu lựa chọn xi măng PCB và PC40 do Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn sản xuất và dung dịch Natri silicate được Công ty Cổ phần Vật liệu và công nghệ Việt Nhật sản xuất và cung ứng tại thị trường Việt Nam, sản phầm phù hợp về các tiêu chí kỹ thuật cũng như giá thành kinh tế như Modun > 4 đảm bảo khả năng tẹo Gel hiệu quả khi được dùng làm dung dịch khoan phụt chống thấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiết kế thành phần cấp phối hỗn hợp Silica-Sol – Xi măng đảm bảo khả năng chống thấm khẩn cấp và điều kiện làm việc lâu dài của màng chống thấm nền cát công trình thủy lợi. Các kết quả thí nghiệm trong phòng các tính chất của vật liệu bước đầu đáp ứng các tiêu chí để xử lý các dạng khuyết tật ứng với các công nghệ thi công phù hợp như: nâng cao hệ số thấm đạt K < 10-5cm/s; nâng cao hiệu quả gia cố nền công trình, cường độ sau gia cố ít nhất đạt 0.1 MPa; thời gian tạo keo hóa của hỗn hợp không vượt quá 30 giây để đảm bảo điều kiện vật liệu không bị rửa trôi và chống thấm nhanh chóng.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226714-18/GGN 22-11-124)