Nghiên cứu sản xuất cồn từ nguyên liệu lát khô, sắn tươi bằng công nghệ đường hoá và lên men đồng thời
05/05/16 10:22AM
CNSTH

Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất cồn từ nguyên liệu lát khô, sắn tươi bằng công nghệ đường hoá và lên men đồng thời

Mã số đề tài: DT 05.08/CNSHCB

Thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020

Tổ chức chủ trì: Đại học Bách Khoa Hà Nội

Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Thanh Hằng

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Hồ Phú Hà, PGS. TS. Phạm Thu Thủy, PGS.TS. Lê Thanh Mai, TS. Chu Kỳ Sơn, TS. Quản Lê Hà, Nguyễn Xuân Hùng, ThS. Kiều Văn Hải, ThS. Nguyễn Thúy Hường

Thời gian thực hiện đề tài: 10/2008-9/2010

Kinh phí thực hiện đề tài: 2.000 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Chọn được chế phẩm enzym Spezyme Extra có khả năng dịch hóa dịch sắn tươi hoặc sắn khô ở nhiệt độ 70oC, thời gian 60 phút. Điều này cho phép nấu dịch sắn ở chế độ ít gia nhiệt, tiết kiệm được năng lượng đồng thời giảm lượng khí thải dioxyt cac bon, giảm lượng nước dội nguội và thời gian trong quá trình nấu. Đồng thời chọn được chế phẩm enzym Stargen 001 có khả năng đường hóa cao trong khoảng nhiệt độ 20-40oC thích hợp với điều kiện lên men rượu. Và chọn được chủng saccharomyces cerevisiae BMQ 467 có khả năng sinh trưởng và lên men rượu ở nhiệt độ tương đối cao (37-40oC).

Xây dựng được quy trình tái sử dụng nấm men trong sản xuất cồn, có thể thực hiện đến đời thứ 9 với nồng độ cồn 9,1-9,8 (%V ), hiệu suất lên men đạt được 73-90%. Bên cạnh đó cũng xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất cồn công suất 200 lít cồn 96%V/ ngày. Thực nghiệm sản xuất cồn trên hệ thống thiết bị tạo được 319 lít cồn 96%V.

Đã thực nghiệm sản xuất cồn từ sắn trên hệ thống thiết bị của nhà máy và tạo được 2000 lít cồn 96%V. Sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đề ra.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-8947)