Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et de Vriese) kháng sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) (giai đoạn 2: 2011-2015)
23/12/16 01:31PM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et de Vriese) kháng sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) (giai đoạn 2: 2011-2015)

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Ngọc Quang

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Phạm Quang Thu, ThS. Lê Thị Xuân, ThS. Lê Văn Bình, ThS. Nguyễn Minh Chí, ThS. Bùi Quang Tiếp, ThS. Nguyễn Hoài Thu, ThS. Đặng Như Quỳnh, ThS. Nguyễn Quốc Thống, KS. Hồ Hải Đăng

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 2.600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 31 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Tuyển chọn được 100 cây trội Thông nhựa có khả năng kháng sâu róm thông và sản lượng nhựa cao (Thanh Hóa: 14 cây; Nghệ An: 25 cây; Hà Tĩnh: 61 cây). Xác định được cơ chế kháng sâu róm thông của Thông nhựa.

Các mẫu thông nhựa nghiên cứu có mức độ đa đạng di truyền cao, hệ số tương đồng dao động từ 0,28-1,0. Thông nhựa nghiên cứu được chia làm ba nhóm khác nhau về khoảng cách di truyền. Các nhóm có quan hệ di truyền với nhau thấp (hệ số tương đồng là 0,28).

Xác định phương pháp nhân giống sinh dưỡng thích hợp đối với các cá thể thông nhựa có khả năng kháng sâu róm thông. Phương pháp ghép cành cho kết quả cao hơn so với phương pháp chiết cành. Tuy nhiên, đều có thể áp dụng hai phương pháp này trong nhân giống sinh dưỡng đối với thông nhựa.

Thụ phấn có kiểm soát và thu nón thông nhựa của 38 tổ hợp lai tại cả ba địa điểm nghiên cứu (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Xây dựng 10 ha khảo nghiệm hậu thế và 2 ha vườn tập hợp đầu dòng của 100 cây trội thông nhựa có khả năng kháng sâu róm thông và sản lượng cao. Ở cả hai lần điều tra vườn vật liệu và khu khảo nghiệm hậu thế đều không thấy xấu hiện bất kỳ dấu hiệu phá hại nào của sâu róm thông.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20165002-5008)