Nghiên cứu ứng dụng công nghệ copefloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng
29/03/24 09:55AM
Chủ đề: Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ copefloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng

 Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Khôi

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Bùi Văn Điền, ThS. Trần Thị Nguyệt Minh, KS. Phạm Văn Thức, ThS. Nguyễn Thị Biên Thùy, ThS. Đỗ Văn Thịnh, ThS. Cao Văn Hạnh, TS. Vũ Văn In, KS. Cao Lê Hoàng Vinh

Thời gian thực hiện: 2018-2021

Kinh phí thực hiện: 4.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5286/QĐ-BNN-KHCN  ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 20 tháng 01 năm 2022 tại An Giang

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn dinh dưỡng phù hợp để gây nuôi sinh khối thức ăn tự nhiên cho tôm thẻ chân trắng là cám gạo lên men. Thức ăn công nghiệp được cho tôm ăn ở thời điểm sau 15 ngày thả giống. Mô hình thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng, Bến Tre cho thấy năng suất tôm nuôi đạt 12,80-14,49 tấn/ha, kích cỡ thu hoạch 17,75 đến 22,475 g/con (tương đương 44-56 con/kg). Hệ số chuyển đôi thức ăn từ 0,75-0,83 và tỷ lệ sống >71%. Áp dụng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tôm theo công nghệ copefloc đạt các chỉ tiêu: năng suất từ 12-14 tấn/ha; tỷ lệ sống >71%; kích cỡ tôm 44-56 con/m2; Chi phí sản xuất giảm hơn 30% so với mô hình cùng năng suất. Sản lượng nuôi thương phẩm đạt 34,065 tấn, kích cỡ tôm 44-56 con/kg. Hiệu quả kinh tế của mô hình; chi phí sản xuất giảm 30,5% so với chi phí của mô hình cùng mức năng suất; tỷ suất lợi nhuận/chi phí từ 0,89-1,27 lần, giá thành tôm nuôi từ 54-55 nghìn đồng/kg. Tôm thương phẩm không nhiễm bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với các yếu tố vi sinh và kim loại nặng

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226684/GGN 22-10-110)