Nghiên cứu ứng dụng hệ thống quang sinh học photobioreactor để nuôi sinh khối tảo
26/03/24 08:20AM
Chủ đề: Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống quang sinh học photobioreactor để nuôi sinh khối tảo

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phí Thị Cẩm Miện

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Nguyễn Đức Bách, KS. Nguyễn Thị Hiền, KS. Kim Anh Tuấn, TS. Phùng Thị Thu Hà, ThS. Nguyễn Thị Bích Lưu, ThS. Phạm Thị Huyền Trang, ThS. Phạm Thu Giang, ThS. Phạm Thị Thu Hằng

Thời gian thực hiện: 2020-2021

Kinh phí thực hiện: 450 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2310/QĐ-HVN ngày 04 tháng 05 năm 2022 của của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 14 tháng 05 năm 2022 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu khảo sát, đánh giá nhu cầu và các vấn đề kỹ thuật, khó khăn thực tế khi nuôi 2 loài tảo C. calcitransS. costatum tại Nam Định, Ninh Bình và Quảng Ninh. Kết quả cho thấy nhu cầu chủ yếu tập trung vào loài tảo silic C. calcitrans, đối với tảo S. costatum rất hạn chế, chỉ có một số cơ sở nuôi tôm và cá biển có nhu cầu nhưng chưa có kinh nghiệm và cơ sở để nuôi loài tảo S. costatum.

Xây dựng hệ thống quang sinh ở quy mô pilot 200 lít và 2000 lít dạng airlift và đã xác định được các điều kiện và quy trình nuôi tảo C. calcitrans và S. costatum trong hệ thống quang sinh, mật độ tảo C. calcitrans cao nhất đạt 6,2.107 tế bào/ml trong môi trường Walne cải tiến bổ sung dịch chiết đất sau 4 ngày (tính từ ngày cấy giống ở mật độ 5.105 tế bào/ml) và S. costatum đạt đạt 3.108 tế bào/ml sau 5 ngày. Nghiên cứu nhân được giống tảo C. calcitrans đạt mật độ 5,5.107 tế bào/ml trong môi trường Walne cải tiến bổ sung dịch chiết đất. Sản xuất được 4000 lít và hướng dẫn kỹ thuật cho 3 cơ sở nhân giống hàu và tôm tại Nam Định. Xây dựng được 01 bộ hồ sơ thiết kế hệ thống quang sinh học tích hợp ánh sáng đèn LED đơn sắc phù hợp để nuôi tảo 2 loài tảo ở quy mô 2000 lít. Và xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn nuôi tảo C. calcitrans cho cơ sở nhân giống hàu

Kết quả khảo sát thực trạng nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng con giống thuỷ sản tại Nam Định cho thấy kỹ thuật nuôi tảo còn hạn chế, cán bộ kỹ thuật chưa qua đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Các loài tảo sử dụng tại Nam Định khá đa dạng về thành phần loài và mục đích chủ yếu làm thức ăn tươi cho ấu trùng nhuyễn thể, tôm và cá chủ yếu là: Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros spp; Tetraselmis chui, Chroomonas salina.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226679-80 /GGN 22-09-106)