Bệnh thối ấu trùng ong đã làm thiệt hại nhiều đàn ong ở nước ta, cần làm thế nào để phát hiện bệnh và biện pháp phòng trị nào tốt nhất.
20/05/14 10:49AM

Bệnh thối ấu trùng ong xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1974 (theo bác sỹ thú y Mai Anh) và gây hại trên hàng loạt đàn ong ở miền Bắc. Bệnh này có 2 dạng tác nhân khác nhau nên được gọi là 2 bệnh:

+ Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ (American Toulbrood).

+ Bệnh thối ấu trùng châu Âu (European Toulbrood).

Cũng có ý kiến cho rằng bệnh thối ấu trùng châu Mỹ chưa có ở Việt Nam. Theo chúng tôi thì những người nuôi ong cần biết cả 2 loại bệnh này đ phòng là chính và áp dụng chữa trị khi bnh xuất hiện.

Sau đây xin nói riêng từng bệnh:

1. Bệnh thối ấu trùng châu Âu:

Đây là bệnh hại ong do một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococus fluton và các vi khuẩn tác hại kèm theo như: Bacillus alvei, Streptococus apis.

Bệnh này không gây hại trên ong trưởng thành mà chỉ gây hại trên ấu trùng ong 3-5 ngày tuổi. Cả ong Ý và ong nội đều mắc bệnh này.

Triệu chứng nhận biết bệnh thi ấu trùng châu Âu trong tổ ong như sau:

Khi nhấc cầu ong lên quan sát thấy cố ấu trùng chết duỗi thẳng ra, có màu trắng đục, chuyển sang màu xanh nhạt, vàng thm và cuối cùng là màu nâu. Xác ấu trùng thối rữa và có mùi chua. Trong trường hợp đàn ong b cả ấu trùng lớn hơn từ 5 - 6 ngày tuổi tức là con ong bị bệnh rồi còn bị cả vi khuẩn Bacillus alvei nhiễm hại.

Những đàn ong bị bệnh yếu hẳn, số lượng quân ong giảm dần đi đến bị tiêu diệt.

Khi phát hiện đàn ong bị bệnh, cần điều trị cho đàn bằng thuốc kháng sinh nhẹ với xyro đường, cho ong ăn 3 tối liên tục.

Kanamycin 0,5g/1lít xyro đường

Fuzazolidon 1g/1lít xyro đường

Chloramphenicol 0,5g/1lít xyro đường

Streptomycin + Penicicclin 1g + 106 UI trong 1lít xyro đường

Erythromycin 0,4 - 0,5g/1lít xyro đường

Đồng thời phải dùng thuốc trên pha loãng bằng một nửa (1 lít thuốc + 1 lít nước sôi để nguội) dùng bình xịt (loại bình phun cắt tóc) phun lên tầng ong và cả các con ong, 2 ngày phun một lần liên tục 3 - 4 lần phun.

2.       Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ:

Bệnh hại ong do vi khuẩn Bacillus Larvae (Nhà khoa học White tìm ra năm 1906 ở Hoa Kỳ) đó là loại vi khuẩn có nha bào. Theo Haseman (1961) thì nha bào Bacillus Larvae tồn tại trong đất 30 năm sau vẫn còn có khả năng gây bệnh.

Bệnh này gây hại trên ấu trùng tuổi iớn, ở giai đoạn chuẩn bị vào nhộng. Cả hai giống ong Ý và ong nội đều có khả năng mắc bệnh này.

Triệu chứng nhận biết bệnh thối ấu trùng châu Mỹ trong tổ ong như sau:

Khi nhấc cầu ong lên quan sát thấy có ấu trùng chuẩn bị nhộng chết nằm dài trong lỗ tổ, có màu vàng rồi chuyển màu sẫm và màu nâu. Xác ấu trùng chết có nhớt dính vào thành lỗ tổ, nếu dùng que tre khêu lên thường bị kéo dài thành 1 sợi kéo dài 12 - 15cm, có mùi thối điển hình.

Những đàn ong bị bệnh hụt số quân rất nhanh, cả tổ có mùi thối khiến cho ong nháo nhác. Nếu để bệnh kéo dài đàn ong sẽ bị tiêu diệt.

Phương pháp chữa trị bnh thối ấu trùng là cho ong ăn dung dịch Sulfathiazol nhẹ 1g trong 1lít xyro đường, cho ăn trong 3 tối cho hết, hoặc dùng Tetramycin 1g/1lít xyro đường rồi cho ăn như trên.

Với loại bệnh này thì nha bào của vi khuẩn sẽ tồn tại lâu nên những tổ ong bị bệnh phải khử trùng, xông hơi lưu huỳnh. Còn xác chết ấu trùng (kể cả các cầu ong nếu cn) phải đốt huỷ đi.

Có người cho rằng bệnh này chưa có ở Việt Nam, nhưng người nuôi ong thì cần luôn luôn cảnh giác, kiểm tra thường xuyên. Nếu thấy có ấu trùng sắp vào nhộng chết chưa rõ nguyên nhân cũng cần áp dụng biên pháp phòng trị cẩn thận để bảo vệ đàn ong của mình chắc không thừa.

(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)