Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống hải sản kinh tế, quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở biển Việt Nam
22/12/21 08:55AM
Chủ đề: Thủy sản

Tên nhiệm vụ: Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống hải sản kinh tế, quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở biển Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đặng Minh Dũng

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Xuân Sinh, ThS. Đỗ Mạnh Dũng, ThS. Phạm Thành Công, ThS. Lại Duy Phương, CN. Trần Văn Trấn, ThS. Nguyễn Thị Nhàn

Thời gian thực hiện: 01/01-31/12/2019

Kinh phí thực hiện: 200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4848/QĐ-BNN-KHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 17 tháng 02 năm 2020 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Phát triển nghề cá Vịnh Bắc Bộ hiện đã và đang lưu giữ thành công 07 nguồn gen (Cá Song chấm đỏ, Cá Nác, Ngao ô vuông; Trai  bàn  mai, Trai ngọc  môi vàng, Trai  ngọc nữ, Trai ngọc môi đen) và hình thành nguồn gen bố mẹ. Trong môi trường lưu giữ, các nguồn gen cho tỷ lệ sống cao, tăng trưởng tốt. Trong năm 2019, cơ sở dữ liệu các nguồn gen đã được đánh giá chi tiết, mức độ hoàn thành đối với từng nguồn gen đã được đánh giá chi tiết, mức độ hoàn thành đối với từng nguồn gen trên 80%. Một số nguồn gen như cá song chấm đỏ, cá nác, trai bàn mai, ngao ô vuông đều thành thục trong điều kiện bảo tồn lưu giữ, tuy nhiên tỷ lệ thành thục còn thấp, đây là kết quả bước đầu khẳng định sự thành công của nhiệm vụ trong việc bảo tồn và lưu giữ một số đối tượng hải sản tại Việt Nam.

Nhiệm vụ cũng đã thử nghiệm sinh sản thành công 02 nguồn gen: cá nác, ngao ô vuông, cung cấp dữ liệu ban đầu về một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, đánh giá được nhu cầu dinh dưỡng và một số yếu tố môi trường đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của acacs giai đoạn ấu trùng và con non trong điều kiện nhân tạo. Trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm, nhiệm vụ đã đề xuất được một số biện pháp triển khai nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen hai sản kinh tế, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở biển Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2019, nhiệm  vụ đã đề xuất khai thác nguồn gen cá nác “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi cá nác thương phẩm bằng nguồn giống nhân tạo tại Hải Phòng” góp phần bảo tồn nguồn gen cá nác, đưa cá nác thành đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế tại các vùng nuôi nước lợ ven biển.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-215))