Nghiên cứu phòng chống bệnh đốm nâu và một số bệnh hại chính khác trên cây thanh long
22/11/21 04:09PM
Chủ đề: Trồng trọt
Tên đề tài: Nghiên cứu phòng chống bệnh đốm nâu và một số bệnh hại chính khác trên cây thanh long

Tổ chức chủ trì: Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu

Các cá nhân tham gia đề tài: GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, ThS. Nguyễn Ngọc Anh Thư, ThS. Nguyễn Huy Cường, TS. Trần Văn Huy, ThS. Nguyễn Doãn Phương, TS. Hà Minh Thanh, KS. Ngô Thị Kim Thanh, TS. Nguyễn Văn Hoà

Thời gian thực hiện: 2015-2018

Kinh phí thực hiện: 3.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4958a/QĐ-BNN-KHCN ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 28 tháng 12 năm 2018 tại Hà Nội

 Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã chỉ ra thành phần bệnh hại chính trên thanh long tại Bình Thuận gồm có 7 loại bệnh và 7 loại sâu hại phổ biến, trong đó bệnh đốm nâu là bệnh gây thiệt hại nặng nhất, kế đến là bệnh thán thư, bệnh thối rễ, chết cành. Tương tự, ở Tiền Giang và Long An, có 5 bệnh chính bao gồm: bệnh đốm nâu là đối tượng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất, kế đến là bệnh đốm đen bông (rỉ sét), bệnh thán thư, thối quả, vàng bẹ rám cành. Nghiên cứu đã lưu trữ đầy đủ và bảo quản 01 bộ nguồn vi sinh vật gây bệnh và 01 Bộ sưu tập bệnh đốm nâu, thán thư, thối quả và virus X trên thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới tại Viện Bảo vệ thực vật và Viện Cây ăn quả miền Nam.

Đề tài đã xác định được tác nhân gây hại của một số bệnh hại quan trọng trên thanh long. Xác định đầy đủ các đặc điểm sinh học, sinh thái của bệnh đốm nâu, biện pháp và xây dựng mô hình (20 ha) và 01 quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh đốm nâu được Cục Bảo vệ thực vật công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Một số điểm mới của quy trình so với trước đây là: xác định được chính xác tác nhân gây hại, phương thức xâm nhiễm, lây lan, tồn tại, cây ký chủ, mức độ tỉa cành và tiêu hủy cành hiệu quả, biện pháp bao quả (thiết kế 3 loại túi bao quả) và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, ít độc.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được, mô hình quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu được áp dụng đồng bộ các biện pháp vệ sinh vườn triệt để, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học an toàn theo quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh đã làm tăng hiệu quả giảm bệnh từ 74,2-93,7%, tăng hiệu quả kinh tế từ 15,1-  27,7%. Cụ thể đối với hiệu quả kỹ thuật đã giúp giảm số lần phun thuốc (từ 12 lần 50 xuống chỉ còn 3 - 6 lần, nếu có áp dụng biện pháp bao quả chỉ phun 3 - 4 lần, nếu chỉ phun thuốc thì áp dụng 6 lần), giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và công lao động phun thuốc từ 50% so với đối chứng khi áp dụng kết hợp với việc bao quả hoặc bao nụ thanh long.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 20-12-201)