Nghiên cứu bồi lắng hồ chứa vừa và lớn khu vực Tây Nguyên và đề xuất giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn hồ chứa
05/10/21 08:35AM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu bồi lắng hồ chứa vừa và lớn khu vực Tây Nguyên và đề xuất giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn hồ chứa

Tổ chức chủ trì: Đại học Thủy lợi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Phạm Thị Hương Lan

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Thái; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn; PGS.TS. Ngô Lê Long; TS. Đào Tấn Quy; TS. Vũ Thị Minh Huệ; TS. Trần Kim Châu; TS. Nguyễn Thanh Thủy; TS. Trần Khắc Thạc; TS. Đỗ Xuân Khánh

Thời gian thực hiện: 2018-2020

Kinh phí thực hiện: 3.800 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 466/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 29 tháng 01 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đề xuất phương pháp luận tính toán bồi lắng hồ chứa vừa và lớn cho khu vực Tây Nguyên. Xác định nguyên nhân và các yếu tố tác động đến bồi lắng hồ chứa khu vực Tây Nguyên, cụ thể là do xói mòn lưu vực, đặc tính đất trên lưu vực, đặc điểm địa hình lưu vực, cường độ mưa, chế độ canh tác trên lưu vực không hợp lý, độ che phủ thảm thực vật ít.

Trên cơ sở kết quả tính toán lượng bùn cát bị xói mòn trên lưu vực chuyển đến hồ chứa bằng mô hình SWAT, xây dựng phương trình  tương quan giữa lượng bùn cát đến hồ với lượng mưa trên lưu vực, độ dốc, độ che phủ để tính toán, dự báo lượn bùn cát đến hồ. Nghiên cứu đã xác định dạng phân bố bùn cát bồi lắng theo không gian trong hồ chứa từ đó có giải pháp tháo, xả bùn cát thích hợp, giảm thiểu bồi lắng trong hồ. Đồng thời, xác định tốc độ bồi lắng theo thời gian phụ thuộc vào điều kiện lưu vực. Hàm tốc độ bồi lắng sẽ giúp cho địa phương có chiến lược quản lý vận hành hồ, giảm thiểu bồi lắng. Và xác định quy luật bồi lắng hồ chứa nước theo thời gian của hai hồ chứa nghiên cứu điển hình trên khu vực Tây Nguyên.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn tính toán dự báo tốc độ bồi lắng hồ chứa vừa và lớn vùng Tây Nguyên. Đối với các hồ chứa lớn sử dụng phươn pháp đường cong Brune (1953); Brune – Van Rijn (2013). Đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn TCVN 10788:2015.

 

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216078-82/GGN 21-04-024)