Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng bờ bao, đê bao kết hợp giao thông nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu
26/08/21 08:48AM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên dự án: Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng bờ bao, đê bao kết hợp giao thông nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu

Thuộc chương trình: Rà soát cập nhật yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh)

Tổ chức chủ trì: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: ThS. Đỗ Đức Dũng

Các cá nhân tham gia dự án: ThS. Trần Duy An; ThS. Nguyễn Hữu Tân; KS. Nguyễn Đức Thành; ThS. Nguyễn Huy Khôi; ThS. Trần Việt Tiến; ThS. Lê Viết Minh; ThS. Trần Quang Thọ; KS. Nguyễn Duy Mão; KS. Nguyễn Văn Thành; TS. Nguyễn Đức Công Hiệp; KS. Nguyễn Thị Thu; KS. Đặng Thị Kim Nga; KS. Lê Văn Quyền

Thời gian thực hiện: 10/2018-12/2018

Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 927/QĐ-BNN-KHCN ngày 19 tháng 03 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 26 tháng 03 năm 2019 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Với hệ thống các tài liệu điều tra thu thập tại các các cơ quan chuyên môn ở địa phương, dự án đã đánh giá thực trạng hệ thống đê bao, bờ bao kiểm soát nguồn nước (kiểm soát lũ cho vùng thượng, vùng giữa của đồng bằng và kiểm soát mặn, trữ ngọt cho vùng ven biển của đồng bằng) và thực trạng các tuyến đê bao kết hợp làm đường giao thông nông thôn (thuộc loại đường huyện lộ). Theo đó, hiện tại chỉ có 3.640km đê bao kết hợp làm đường giao thông nông thôn chiếm 12,13% tổng chiều dài đê bao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (khoảng 30.000 km đê bao bờ bao).

Trên cơ sở thực trạng hệ thống về đê bao, bờ bao, hệ thống giao thông nông về mặt công trình và về công tác quản lý, vận hành; hệ thống các văn bản pháp luật có liên đến quản lý vận hành hệ thống thủy lợi, giao thông; cùng với các thách thức do biến đổi khí hậu-nước biển dâng, ... nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp về quản lý vận hành, duy tu bão dưỡng, cũng như đề xuất các giải pháp về nâng cấp, xây dựng mới, huy động và sử dụng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống.

Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển hệ thống đê bao, bờ bao, hệ thống đường giao thông nông thôn; Chương trình xây dựng nông thôn mới, Kế hoạch, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Nhu cầu về liên kết phát triển vùng ĐBSCL; Hiện trạng và nguy cơ ngập úng vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu-nước biển dâng, nghiên cứu đã tính toán xác định nhu cầu kết hợp giữa hệ thống đê bao, bờ bao kết hợp đường giao thông nông thôn. Theo đó, với hơn 3,3 ngàn km đê bao, bờ bao cần nâng cấp, xây dựng mới kết hợp làm đường giao thông nông thôn (chiếm khoảng 10% tổng chiều dài đê bao, bờ bao toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long), với tổng kinh phí đầu tư là 33,8 ngàn tỷ đồng.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT/ DT20216026-29/GGN21-03-011)