Xây dựng và phát triển mô hình chuyển đổi, tăng vụ từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu đỗ ở vùng trung du miền núi phía Bắc
04/08/21 03:04PM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên dự án: Xây dựng và phát triển mô hình chuyển đổi, tăng vụ từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu đỗ ở vùng trung du miền núi phía Bắc

Thuộc dự án khuyến nông Trung ương

Tổ chức chủ trì: Đại học Nông lâm Thái nguyên

Cơ quan chủ quản: Đại học Thái Nguyên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Thế Hùng

Các cá nhân tham gia dự án: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng, TS. Trần Trung Kiên, TS. Hoàng Kim Diệu, ThS. Đỗ Tuấn Tùng, ThS. Lê Thị Kiều Oanh, ThS. Lưu Thị Thùy Linh, ThS. Bùi Đình Tráng, TS. Kiều Xuân Đàm, BSTY Trần Thị Trường

Thời gian thực hiện: 2015-2017

Kinh phí thực hiện: 10.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1411/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 04 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 27 tháng 04 năm 2018 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Dự án đã tổ chức triển khai thực hiện thành công 46 mô hình tổ chức tại 10 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Vĩnh Phúc. Quy mô diện tích thực hiện trong 3 năm là 650 ha (475 ha ngô và 175 ha đậu đỗ), tổng số hộ tham gia mô hình là 1.497lượt hộ, trong đó: Mô hình chuyển đổi: thực hiện 38 mô hình, diện tích 650 ha với 1.297 lượt hộ tham gia. Mô hình ứng dụng cơ giới hoá: triển khai thực hiện 8 mô hình với 200 hộ tham gia (đạt 100% so với mục tiêu).

Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất ngô bình quân tính cho diện tích 475 ha là 6,902 tấn/ha (yêu cầu 5,5-7,0 tấn/ha), tăng 25,49% so với yêu cầu tối thiểu của dự án. Năng suất lạc bình quân tính cho diện tích 145 ha là 3,134 tấn/ha (yêu cầu 2,5-3,0 tấn/ha), tăng 4,47-25,36% so với yêu cầu của dự án. Năng suất đậu tương bình quân tính cho diện tích 30 ha là 2,117 tấn/ha (yêu cầu 2,0-2,5 tấn/ha), tăng 5,85% so với yêu cầu tối thiểu của dự án. Mô hình ứng dụng cơ giới hoá tiết kiệm được 30-50% sức lao động cho người lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế (yêu cầu mô hình máy làm đất tiết kiệm 15-20% sức lao động và máy tẽ hạt ngô tiết kiệm được 30-40% sức lao động). HIệu quả kinh té của các mô hình đều đạt ≥ 20%.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-182))