Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bền vững và phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
22/06/21 04:54PM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bền vững và phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

Tổ chức chủ trì: Trung tâm tư vấn quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân (PIM)- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Trần Việt Dũng; ThS. Đặng Minh Tuyến; ThS. Nguyễn Danh Minh; ThS. Bùi Văn Cường; PGS.TS. Trần Chí Trung; ThS. Phạm Duy Anh Tuấn; ThS. Nguyễn Văn Kiên; KS. Phạm Văn Hiệp; ThS. Phạm Văn Ban

Thời gian thực hiện: 2018-2020

Kinh phí thực hiện: 3000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3525/QĐ-BNN-TCTL ngày 07 tháng 9 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 25 tháng 9 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã đánh giá, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bền vững và phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm,dịch vụ công ích thủy lợi. Hiện nay, tổ chức cung cấp dịch vụ thủy lợi nước ta gồm có 98 doanh nghiệp (trong đó có 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT), 3 Ban quản lý (Tuyên Quang, Hà Giang và Kon Tum), 5 Trung tâm (Long An, Bạc Liêu, Bà Rịa-Vũng Tàu Cà Mau và Lâm Đồng) còn lại là các Công ty TNHH MTV Khai thác các công trình thủy lợi. Các tổ chức quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (QLKT CTTLN-TLNĐ) cung cấp dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất, có thể phân thành 4 loại hình chủ yếu là: (i) Hợp tác xã có làm dịch vụ thủy lợi gồm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Hợp tác xã chuyên khâu thủy nông, (ii) Tổ hợp tác, (iii) Ban quản lý thủy nông  xã và (iv) UBND xã.

Nghiên cứu đề xuất được phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo hai phương thức cấp phát kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi cho nông dân: (i) Nhà nước chi trả tiền trực tiếp cho bên cung cấp dịch vụ và  (ii) Nhà nước cấp kinh phí cho bên sử dụng dịch vụ (tổ chức QLKT CTTLN-TLNĐ) để bên sử dụng dịch vụ trả tiền cho bên cung cấp dịch vụ.  Phương thức (ii) giao quyền giám sát chất lượng dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ.

Đồng thời, đề xuất được mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng  bền vững có thể phân thành 5 loại hình: Tổ chức có thực hiện quản lý công trình thủy lợi nhỏ (TLN) được Nhà nước hỗ trợ giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi  ; Tổ chức không quản lý công trình thủy lợi nhỏ (TLN), không được Nhà nước hỗ trợ giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và thu được kinh phí TLNĐ để quản lý CTTL nội đồng; Tổ chức không quản lý công trình thủy lợi nhỏ (TLN), không được Nhà nước hỗ trợ giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và không thu được kinh phí TLNĐ; Tổ chức quản lý công trình thủy lợi nhỏ do nhóm hộ/tư nhân đầu tư công trình và thực hiện quản lý vận hành, không được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp kinh phí, thu phí dịch vụ từ người dùng nước thông qua hiệp thương; Tổ chức quản lý công trình thủy lợi nhỏ hình thành với 100% hộ sử dụng nước góp vốn đầu tư, không được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp kinh phí. Kinh phí QLVH được các thành viên đóng góp trên cơ sở hạch toán không lợi nhuận.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT/ DT20215997-6003/GGN 21-01-004)