Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng mỡ (Manglietia conifer Blume) có năng suất cao cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
27/05/21 09:31AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng mỡ (Manglietia conifer Blume) có năng suất cao cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Lâm nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Bùi Thế Đồi

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Trần Thị Trang, PGS.TS. Phạm Minh Toại, ThS. Hồ Văn Giảng, TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm, ThS. Lê Thị Khiếu, PGS.TS. Phí Hồng Hải, GS.TS. Phạm Quang Thu, TS. Hoàng Văn Thắng

Thời gian thực hiện: 01/2015-12/2019

Kinh phí thực hiện: 4.300 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1541/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 13 tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Diện tích trồng rững Mỡ hiện nay chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc, trong đó Bắc Cạn và Tuyên Quang có diện tích trồng Mỡ trên 58.000 ha (chiếm 87% diện tích trồng rừng Mỡ của vùng Đông Bắc). Vùng Tây Bắc Mỡ chủ yếu được trồng ở tỉnh Lào Cai và Yên Bái với (chiếm 85,9%) của vùng này. Trong khi đó, vùng Bắc Trung Bộ hiện nay diện tích rừng trồng Mỡ giảm mạnh, chỉ còn một ít diện tích rừng này ở tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Tại các tỉnh nghiên cứu: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Hòa Bình cho thấy các địa phương chủ yếu vẫn đang triển khai trồng rừng Mỡ lấy gỗ nhỏ trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Mỡ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành trước đây (QTN24-82; QTN87...) và kỹ thuật tỉa thưa rừng mỡ chỉ áp dụng đối với diện tích rừng được chuyển hóa sang rừng giống.

 Đề tài đã chọn được 150 cây trội tại các tỉnh gồm: Bắc Kạn 22 cây; Phú Thọ 21 cây, Tuyên Quang 21 cây, Hòa Bình 22 cây, Yên Bái 22 cây, Thanh Hóa 21 cây và Nghệ An 21 cây. Cây cây trội đều có hình thái cân đối, thân thẳng, sinh trưởng và phát triển tốt. Quần thể rừng trồng. Khảo nghiệm tại vùng Tây Bắc có 02 xuất xứ có triển vọng là Chiêm Hóa (TQ), Bạch Thông (BK); tại Đông Bắc: 02 xuất xứ có triển vọng là Chiêm Hóa (TQ) và Thanh Chương (NA); tại Bắc Trung Bộ: 02 xuất xứ triển vọng là Chiêm Hóa (TQ) và Bá Thước (TH).

Mô hình thí nghiệm trồng rừng Mỡ thâm canh vùng Tây Bắc bị chết do thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường). Thí nghiệm tại Đông Bắc chỉ ra mật độ trồng rừng 1660 cây/ha cho sinh trưởng và chất lượng rừng Mỡ tốt nhất; chế độ bón phân là bón lót với liều lượng 100 g NPK + 500 g phân vi sinh/hố cho kết quả tốt đối với rừng trồng Mỡ. Thí nghiệm tại vùng Bắc Trung Bộ mật độ độ trồng thấp (1110 cây/ha) có kết quả tốt nhất cho sinh trưởng của cây Mỡ, nhưng mật độ chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng rừng trồng. Ở cả ba vùng nghiên cứu, thí nghiệm tỉa thưa đối với loại rừng cho thấy: tỉa thưa hai lần cho kết quả sinh trưởng về đường kính và trữ lượng rừng Mỡ tốt hơn đối với loại rừng chỉ tỉa thưa một lần.

Kết quả nghiên cứu khẳng định sâu hại chính đối với rừng trồng mỡ là Ong ăn lá mất, nhất là các diện tích trồng thuần loài ở Bắc Kạn, Phú Thọ. Biện pháp phòng trừ loài Ong ăn lá mỡ gồm sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc các hợp chất bảo vệ thực vật phun ở giai đoạn sâu non tuổi 1,2 và 3 tuổi

Đề tài đã hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật trồng, bảo vệ và nuôi dưỡng rừng trồng Mỡ thâm canh trên cơ sở các quy trình đã có trước đây và kết quả thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật mới như: bón phân, mật độ và tỉa thưa phù hợp. Đồng thời đưa ra các giải pháp về kỹ thuật phát triển trồng Mỡ cho năng suất cao cung cấp gỗ lớn.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205979-83)