Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ nước mưa và nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc
22/12/21 08:53AM
Chủ đề: Thủy lợi
Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ nước mưa và nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc

Thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Mã số: KHCN-TB/13-18)

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Văn Ban

Các cá nhân tham gia: Nguyễn Hồng Trường, Trần Chí Trung, Đoàn Doãn Tuấn, Nguyễn Thế Quảng, Ngô Anh Quân, Trần Việt Dũng, Nguyễn Xuân Thịnh, Phạm Đình Kiên, Trần Hưng.

Thời gian thực hiện: 2017-2019

Kinh phí thực hiện: 5.800 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 690/QĐ-ĐHQGHN ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nghiệm thu: ngày 09 tháng 4 năm 2019 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đề xuất lựa chọn các giải pháp công nghệ thu trữ phù hợp với điều kiện tự nhiên và hạ tầng sẵn có của địa phương như bể chứa nước mưa, nước mặt dung tích lớn... Nghiên cứu áp dụng th nghiệm thành công công nghệ mới chống thấm cho hồ treo, dùng màng chng thm Bentofix, phù hp vi mi dạng địa hình, khc phục được nhiểm điểm dbxuyên thng ca bt HDPE, giá thành rẻ hơn so với bê tông hoc khi xây.

Đồng thời đề xuất các dây chuyền công nghệ xử lý nước sử dụng vật liệu địa phương cát sỏi đá dồi dào dễ thay thế và sử dụng than hoạt tính chiết xuất từ tre. Nghiên cứu đề xuất các dây chuyền công nghệ cụ thể như thiết bị khử trùng dùng điện (đèn UV) hoặc không dùng điện, công nghệ lọc chặn bằng màng siêu lọc nhờ chênh cột nước tự nhiên; Thiết kế các Modul lọc độc lập linh hoạt trong việc lắp đặt, phù hợp với mọi điều kiện địa hình vùng Tây Bắc, thích ứng cao với sự biến đổi của chất lượng nguồn nước trong quá trình sử dụng mà không phải phá bỏ so với công trình cố định, dễ dàng thay đổi công suất và quy mô. Vận hành sử dụng chế độ sục rửa bán tự động, thiết kế hệ thống các đường nước ra khác nhau tùy theo mục đích sử dụng

Với công trình cấp nước quy mô cụm dân cư, nghiên cứu đã đề xuất 2 loại hình tổ chức có thể đảm bảo hiệu quả khai thác công trình và có tính bền vững cao, đó là mô hình Tổ hợp tác và mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư; tăng cường năng lực quản lý, cơ chế tài chính minh bạch, đảm bảo giá nước và chất lượng dịch vụ tương xứng,...là các yếu tố quyết định hiệu quả và tính bền vững của công trình.

Đề tài đã áp dụng kết quả nghiên cứu, các đề xuất giải pháp vào 06 mô hình cho các quy mô hộ gia đình, cụm dân cư, tổ chức trường học, trạm y tế. Các mô hình này được thiết kế đơn giản, thân thiện dễ dàng trong quản lý vận hành, có khả năng nhân rộng ra cho những vùng có điều kiện tương tự. Các mô hình đảm bảo lưu lượng cấp và chất lượng nước đáp ứng chỉ tiêu chất lượng nước phục vụ sinh hoạt theo Quy chuẩn QCVN 02: 2009/BYT của Bộ Y tế.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-212))