Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản khu vực miền Trung năm 2019
28/12/21 04:21PM
Chủ đề: Thủy sản

Tên nhiệm vụ: Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản khu vực miền Trung năm 2019

Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Hùng

Các cá nhân tham gia đề tài: : ThS. Dương Thị Phượng, CN. Nguyễn Thị Thanh Hoa, TS. Phan Đinh Phúc, ThS. Nguyễn Thị Hương, ThS. Trần Thế Thanh Thi, KS. Phạm Thùy Linh, KS. Lê Văn Diệu, ThS. Phan Thị Lệ Anh

Thời gian thực hiện: 2019

Kinh phí thực hiện: 820 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4848/QĐ-BNN-KHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 17 tháng 02 năm 2020 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Nhiệm vụ đã thu thập mới 100 cá thể cá mõm trâu với kết quả nuôi thuần dưỡng đạt tỷ lệ sống 82 %. Thu thập, phân lập mới 01 nguồn gen vi tảo Isochrysis galbana. Phương pháp bảo tồn hai loài rong biển có giá trị kinh tế là Kappaphycus alvarezii và Eucheuma denticulatum trong thời gian hiện tại là bảo tồn nguyên vị (In-situ).

Kết quả nghiên cứu lưu giữ an toàn mẫu vật sống của 09 nguồn gen với số lượng cá thể từng nguồn gen gồm: 48 cá ngựa xám, 150 cá chạch lấu, 82 cá mõm trâu, 35 cá mú cọp, 32 cá mú đỏ,70 cá bè vẫu, 43 hải sâm lựu, 79 hải sâm vú và 38 tôm mũ ni trắng. Tỷ lệ sống của các nguồn gen đều đạt từ 95,6 % - 100%. Các nguồn gen vi tảo phát triển tốt, mật độ > 2 triệu tế bào/ml.

Nghiên cứu đã thực hiện đánh giá ban đầu đối với 01 nguồn gen thủy sản và 01 nguồn gen vi tảo mới là cá mõm trâu và Isochrysis galbana về đặc điểm phân bố và hình thái, khả năng thuần dưỡng (đối với nguồn gen thủy sản) và hệ thống phân loại, đặc điểm cấu tạo, môi trường lưu giữ đối với 01 loài vi tảo mới. Trong đó có đánh giá chi tiết nguồn gen dựa trên các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng trong điều kiện lưu giữ. Thực hiện thăm dò khả năng sinh sản phục tráng các nguồn gen cá mú cọp, tôm mũ ni và hải sâm vú. Đồng thời, thực hiện đánh giá chi tiết trên 10 nguồn gen vi tảo về các yếu tố sinh thái và môi trường dinh dưỡng thích hợp, đồng thời đánh giá các hình thức lưu giữ thích hợp cho từng loài tảo.

Mức độ tư liệu hóa nguồn gen lưu giữ năm 2019 đạt 100% ở nguồn gen cá mú cọp, cá mú đỏ; 90% đối với nguồn gen cá ngựa xám, tôm mũ ni trắng hải sâm và 09 nguồn gen vi tảo, 80% ở 01 nguồn gen tảo mới thu thập; 50 % ở nguồn gen cá chạch lấu và cá bè vẫu. Ngoài ra, toàn bộ cơ sở dữ liệu thu thập được tư liệu hóa ở dạng bản mềm và cập nhật website của nhiệm vụ ở địa chỉ: https://aqugenria3.org.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-224))