Nghiên cứu chọn lọc một số giống, dòng thuốc lá vàng sấy có khả năng kháng bệnh với virus TSWV (Tomato Spotted Wilt Virus) cho năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong nước và xuất khẩu ở các vùng trồng thuốc lá phía Nam
12/04/16 03:43PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn lọc một số giống, dòng thuốc lá vàng sấy có khả năng kháng bệnh với virus TSWV (Tomato Spotted Wilt Virus) cho năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong nước và xuất khẩu ở các vùng trồng thuốc lá phía Nam

Tổ chức chủ trì: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Viện KT-KT Thuốc lá

Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Đức Thức

Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: KS. Đỗ Thị Thu Thủy, KS. Lưu Hà Huy Tuấn

Thời gian hoàn thành đề tài: 2012

 

Kết quả nghiên cứu:

Quá trình đánh giá mức độ kháng bệnh virus TSWV của 16 dòng thuốc lá trên đồng ruộng trong vùng có áp lực bệnh cao ở tỉnh Tây Ninh và kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo chúng tôi đã chọn được 2 dòng thuốc lá kháng cao là dòng PV15 có TLB = 0%, PV16 có TLB = 0% và 7 dòng thuốc lá có khả năng kháng với bệnh virus TSWV là các dòng (PV1 có TLB = 3,8%, PV13 có TLB = 4,7%; PV5 có TLB = 5,5%; PV3 có TLB = 5,7%; PV12 có TLB = 7,3%, PV2 có TLB = 7,5%; PV6 có TLB = 7,7%.) đồng thời có năng suất lý thuyết từ 26,8 – 33,8 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng từ 0,7 - 7,7 tạ/ha.

Triệu chứng bệnh ne ngọn gây chùn đọt, xoăn lá thuốc lá vàng sấy ở Tây Ninh bằng kỹ thuật ELISA với KIT TSWV của hãng DSMZ (Đức) không phát hiện thấy sự có mặt của virus TSWV, xong đã xác đinh được trên thuốc lá vàng sấy ở Tây Ninh có hiện tượng nhiễm hỗn hợp 2-3 virus đó là Tobacco mosaic virus (TMV), Cucumber mosaic virus (CMV), begomovirus trên cùng 1 cây bị bệnh.

Bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi chung BegoAFor1/BegoARev1, bước đầu đã xác định triệu chứng bệnh ne ngọn gây chùn đọt, xoăn lá thuốc lá vàng sấy ở Tây Ninh là do chi virus begomovirus. Kết quả bình hút cảm quan và phân tích thành phần hóa học cho thấy 3 dòng kháng bệnh cao có chất lượng hơn hẳn giống đối chứng là các dòng PV2, PV12, PV16.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-9619)