Nghiên cứu trên mô hình vật lý máng sóng sự biến đổi của phổ sóng qua bãi đê và ảnh hưởng đến sóng tràn trên đê
11/04/16 04:50PM
Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu trên mô hình vật lý máng sóng sự biến đổi của phổ sóng qua bãi đê và ảnh hưởng đến sóng tràn trên đê

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thuỷ lợi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài:  PGS.TS. Vũ Minh Cát

Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: TS. Thiều Quang Tuấn, ThS. Lê Hải Trung, ThS. Nguyễn Quang Lương, ThS. Nguyễn Bá Tuyên, ThS. Vũ Minh Anh, ThS. Nguyễn Huyền Nga, KS. Phan Đình Dương

Thời gian thực hiện đề tài: 2009

 

Kết quả nghiên cứu:

Các số liệu đo đạc sóng tràn qua đê trong mô hình vật lý máng sóng với các điều kiện biên thủy lực và bãi trước đê khác nhau cho kết quả phù hợp tốt với phương pháp tính toán của TAW (2002).

Bãi trước đê có ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi phổ sóng và qua đó có ảnh hưởng gián tiếp đến sóng tràn qua đê. Kết quả phân tích phổ sóng tại các vị trí khác nhau ngang bãi đê cho thấy khi tiến gần vào phía chân đê phổ sóng bị doãi rộng ra về phía dải tần số ngắn (sóng dài) do sự chuyển hóa năng lượng tới từ các dải tần số cao hơn (sóng ngắn hơn). Tại vị trí bãi nông trước đê phổ sóng thường xuất hiện nhiều đỉnh và việc sử dụng chu kỳ đỉnh phổ trong tính toán sóng tràn nhìn chung là kém phù hợp, thay vào đó thì việc sử dụng chu kỳ đặc trưng phổ Tm-1,0 cho kết quả tính toán sóng tràn tốt hơn. Kết quả phân tích cũng cho thấy chu kỳ Tm-1,0 xác định thông qua quan hệ Tm-1,0 = Tp/α có thể áp dụng trong tính toán sóng tràn qua đê khi có bãi trước cho kết quả đủ tin cậy.

Kết quả phân tích số liệu thí nghiệm cho thấy chu kỳ Tm-1,0 có xu thế tăng (chỉ số chu kỳ α giảm) khi có sự gia tăng độ dốc sóng dốc sóng s, chỉ số vỡ γ và cũng như là hàm lượng sóng vỡ Qb. Như vậy bãi càng nông thì chu kỳ Tm-1,0 càng lớn và do vậy làm gia tăng ảnh hưởng của chu kỳ sóng đến lượng sóng tràn qua đê. Phương pháp xác định chu kỳ đặc trưng phổ Tm-1,0 thông qua các tham số sóng và điều kiện bãi đê đã được nghiên cứu xác lập và có thể ứng dụng thuận tiện trong tính toán sóng tràn qua đê khi có bãi trước.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- vuminhcat)