Xác định khối lượng tiêu chuẩn thực vật phù du biển Việt Nam phục vụ đánh giá chất lượng hệ sinh thái
11/04/16 04:37PM
Thủy sản

Tên đề tài: Xác định khối lượng tiêu chuẩn thực vật phù du biển Việt Nam phục vụ đánh giá chất lượng hệ sinh thái

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Hải sản

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài:  ThS. Nguyễn Hoàng Minh

Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: ThS. Phạm Quang Huy, ThS. Bùi Thanh Hùng, ThS. Nguyễn Văn Hướng, ThS. Nguyễn Duy Thành, CN. Trần Văn Vụ, CN. Nguyễn Đức Linh, TS. Nguyễn Tiến Cảnh, CN. Vũ Minh Hào, KS. Nguyễn Thùy Dương, CN. Hán Trọng Đạt

Thời gian hoàn thành đề tài: 3/2012

 

Kết quả nghiên cứu:

Đã chỉnh lý và hoàn thiện được danh mục 585 loài thực vật phù du ở biển Việt Nam theo hệ thống phân loại của Tomas C. R. (1996) và tham khảo thêm của Guiry, M. D và Guiry, G. M. (2010) và đánh dấu được sự xuất hiện của các loài này theo các vùng biển của Việt Nam (vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và xa bờ).

Đã đo kích thước của 53.021 tế bào và xác định được khối lượng tiêu chuẩn cho 517 loài TVPD, trong đó vùng biển Đông Nam Bộ xác định được 394 loài, vùng biển Trung Bộ có 392 loài, vùng biển Tây Nam Bộ 423 loài, vùng biển vịnh Bắc Bộ 455 loài, quần đảo Trường Sa 400 loài.

Tổng hợp, hiệu chỉnh và xây dựng bản thảo atlas cho hơn 405 loài TVPD bao gồm: 186 loài tảo silic (Bacillariophyta), 216 loài tảo giáp (Dinophyta), 02 loài vi khuẩn lam (Cyanobacteria) và 02 loài tảo kim (Silicoflagellata).

Tính toán được tổng khối lượng TVPD cho từng chuyến khảo sát theo thời gian khác nhau từ 1.870 biểu phân tích số lượng TVPD của 10 đề tài/dự án đã triển khai từ năm 1993 đến 2012. Trên cơ sở đó đã xây dựng tổng số trên 77 bản đồ phân bố khối lượng cho vùng biển Việt Nam.

Bước đầu đã sử dụng công nghệ GIS để quản lý các tập bản đồ phân bố khối lượng, giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc khai thác nguồn dữ liệu vào các mục đích khác nhau. Ứng dụng KLTC của TVPD vào mô hình cạnh tranh trong quần xã sinh vật biển để tính toán tiềm năng sinh học của TVPD cũng như ở các bậc dinh dưỡng tiếp theo ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Từ đó thử nghiệm ước tính trữ lượng cá nổi nhỏ cho toàn vinh Bắc Bộ.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20164891)