Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) hại lúa ở Việt Nam
12/04/16 03:27PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) hại lúa ở Việt Nam

Đề tài độc lập cấp Nhà nước

Mã số: 20/2010/HĐ-ĐTĐL

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và đào tạo

Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Nguyễn Văn Đĩnh

Thời gian hoàn thành đề tài: 2012

 

Kết quả nghiên cứu:

Nhện gié có vòng đời ngắn, từ 5,54 ngày (32,50C) đến 10,06 ngày (22,50C), Hệ số nhân (R) của 1 thế hệ cao, là từ 7,24 – 59,96 lần, cao nhất ở 30oC (59,96) và thấp nhất ở 32,5oC (7,24). Thời gian nhân đôi quần thể (DT) rất ngắn, là 1,44 (30oC) - 2,76 ngày (22,5oC); Tỷ lệ tăng tự nhiên rất cao (r =0,25 - 0,48). Trên đồng ruộng, lây nhiễm sau cấy 30 ngày, trên giống Khang dân 18, ngưỡng mật độ 2 con nhện cái đang đẻ trứng/dảnh, tương ứng với 167,67 con/dảnh khi lúa trỗ làm giảm năng suất 15,18% và trên giống IR50404 với 0,5 con nhện đang đẻ trứng trên 1 dảnh tương ứng với 34,26 con trên dảnh khi lúa thấp thoi trỗ làm giảm năng suất 24,49%. Trong nhà có mái che, ngưỡng mật độ là 0,33 nhện cái đang đẻ trứng/dảnh ở giai đoạn sau cấy 30 ngày tương ứng với 90,30 nhện/dảnh (giống Khang dân 18) và 41 nhện/dảnh (giống IR 50404) vào giai đoạn lúa trỗ đã làm cho giống lúa Khang dân 18 giảm 18,09% năng suất và IR 50404 giảm 23,8% năng suất.

Loài Nhện bắt mồi Lasioseius chauhdrii Wu and Wang là loài thiên địch bản địa có triển vọng sử dụng trong phòng chống sinh học nhện gié. Chúng có vòng đời ngắn tương ứng tại 25oC và 30oC là 7,57 ngày và 6,29 ngày, tỷ lệ tăng tự nhiên (r) cao tương ứng cho 25oC và 30oC là 0,3656, 0,3523.  Trong 05 công thức thí nghiệm v thời điểm phun thuốc trừ nhện (45, 53, 60, 68 và 53 và 60 ngày sau cấy) thì 3 công thức tốt nhất là phun 1 lần khi lúa thấp thoi trỗ (60 ngày sau cấy) hoặc trước trỗ 1 tuần (53 ngày sau cấy) và phun 2 lần sau khi cấy 53 ngày và khi lúa thấp thoi trỗ. Trong 17 loại thuốc khảo nghiệm, ở ngày thứ 15 sau khi phun, các thuốc có hiệu lực phòng trừ ở mức trên 70% gồm Kinalux 25EC (77,02%), tiếp theo là Danitol 10EC (76%), Virtako 40WG (74,4%), Nissorun 5EC (74,31%) và Angun 5WDG (70,64%).

Đ tài đã xây dựng và áp dụng thành công mô hình IPM nhện gié cho 3 vùng trồng lúa trọng điểm với diện tích 71,98 ha, năng suất tăng 12% và hiệu quả kinh tế tăng 16,63-44,7%. Quy trình IPM nhện gié đã được các địa phương đánh giá là dễ áp dụng và có hiệu quả phòng chống nhện gié cao.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-9577)