Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thâm canh và lúa chất lượng cho vùng đồng bằng sông Hồng
26/12/16 10:16AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thâm canh và lúa chất lượng cho vùng đồng bằng sông Hồng

Tổ chức chủ trì: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Trọng Khanh

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Anh Dũng, ThS. Đỗ Thế Hiếu, GS. TS. Lê Vĩnh Thảo, KS. Nguyễn Thị Bích Hợp, ThS. Nguyễn Xuân Dũng, ThS. Trần Văn Tứ, KS. Nguyễn Thị Cẩm Tú, TS. Hà Văn Nhân, TS. Phạm Đức Hùng

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 4.100 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1287/QĐ-BNN-KHCN ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 04 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

 Duy trì, đánh giá, khai thác 500 mẫu giống nguồn gen lúa kế thừa từ các giai đoạn  nghiên cứu trước. Đồng thời thu thập bổ sung và phân nhóm theo tính trạng được 540 mẫu giống mới làm nguồn vật liệu khởi đầu phong phú phục vụ tốt cho công tác chọn tạo giống lúa mới trong thời gian tới. Tạo được 825 tổ hợp lai; kết hợp với nuôi cấy bao, hạt phấn 356 mẫu và xử lý đột biến 325 mẫu giống. Hàng năm, khai thác được 800-1000 nguồn biến dị sẵn có từ các vườn dòng kế thừa của giai đoạn trước.

Xây dựng, đánh giá vườn tập đoàn với quy mô 3000-5000 dòng/năm theo hai hướng nghiên cứu lúa thâm canh và chất lượng chọn lọc được 80-130 dòng thuần có triển vọng phù hợp với mục tiêu chọn tạo. Tiến hành khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm sinh thái cho từ 20-25 dòng, giống/năm và gửi 18 giống tham gia khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.

Chọn tạo được 7 giống lúa theo hướng thâm canh năng suất cao 65-75 tạ/ha, thời gian sinh trưởng ngắn (95-115 ngày), chất lượng khá, chống chịu tổng hợp với một số sâu bệnh hại chính, có khả năng chống đổ và chịu rét tốt. Chọn tạo được 5 giống lúa chất lượng cao có năng suất đạt 55-65 tạ/ha, thời gian sinh trưởng ngắn (95-115 ngày), chống chịu tổng hợp với một số sâu bệnh hại chính, có khả năng chống đổ và chịu rét tốt. Xây dựng được quy trình canh tác và mô hình trình diễn cho 6 giống lúa mới.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20165025-26)