Nghiên cứu trình diễn và khai thác nguồn gen phục vụ chọn tạo một số giống cây trồng mới (lúa, ngô, rau) ở Việt Nam
23/12/16 02:19PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu trình diễn và khai thác nguồn gen phục vụ chọn tạo một số giống cây trồng mới (lúa, ngô, rau) ở Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Vũ Văn Liết

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Trần Văn Quang, TS. Hoàng Đăng Dũng, PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng, ThS. Nguyễn Thị Hảo, ThS. Vũ Thị Bích Hạnh, ThS. Phạm Quang Tuân, ThS. Nguyễn Văn Hà, ThS. Phan Đức Thịnh, ThS. Nhâm Xuân Tùng

Thời gian thực hiện: 1/2012-12/2015

Kinh phí thực hiện: 2.231,5 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1135/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 21 tháng 4 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

 Thu thập được tổng số 216 mẫu giống cây trồng (lúa, ngô, dưa) ở trong nước và nhập nội, bao gồm: 18 mẫu dưa thơm, 22 mẫu ngô và 176 mẫu giống lúa. Kết quả đánh giá cho thấy, 46/176 mẫu giống lúa được sử dụng làm vật liệu chọn tạo lúa thuần; 20 dòng sử dụng làm dòng mẹ A, 20 dòng duy trì B và còn lại là dòng R. Có 20/22 mẫu thuộc nhóm ngô chín sớm, 8/22 mẫu giống đạt năng suất bắp tươi trên 80 tạ/ha. Trong số 18 mẫu giống dưa có 16 mẫu giống được đánh giá có mùi thơm, nhiễm nhẹ đến trung bình đối với các bệnh lở cổ rễ, héo xanh, thán thư và bệnh virut. Các mẫu giống trên đã được sử dụng làm vật liệu cho nội dung lai tạo chọn lọc dòng, giống lúa, ngô, dưa thơm mới ở Việt Nam.

Khảo sát và so sánh 35 giống lúa lai ba dòng, 8 dòng ngô nếp lai và 11 giống dưa thơm. Nhiệm vụ đã xây dựng 5 quy trình canh tác cho 5 giống cây trồng mới (lúa DDH và TH17, ngô HUA518 và HUA601, dưa GM12). Xây dựng 4 mô hình trình diễn hai giống lúa ĐH11, TH17, giống ngô HUA601, giống dưa GM12 và tổ chức 4 hội nghị đầu bờ tại Hải Phong, Ninh Bình và Nghệ An.

Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả nổi bật về tạo dòng thuần ưu tú, dòng tự phối và tổ hợp cây trồng có ưu thế lai cao.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20165017-18)