Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân hữu cơ từ phụ phẩm quả vải tại vùng Lục Ngạn-Bắc Giang
22/07/16 02:47PM
Nông nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân hữu cơ từ phụ phẩm quả vải tại vùng Lục Ngạn-Bắc Giang.

Mã số đề tài: B2014-11-47

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thanh Hải

Các cá nhân tham đề tài: TS. Nguyễn Thế Bình, TS. Đinh Hồng Duyên, ThS. Nguyễn Tú Điệp, KS. Nguyễn Thị Phượng, KS. Phạm Thị Bích Phương

Thời gian thực hiện: 1/2014-12/12015

Kinh phí thực hiện: 580 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 679/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 31 tháng 3 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả điều tra và lấy mẫu cho thấy: tổng diện tích và sản lượng vải năm 2014 của huyện Lục Ngạn-Bắc Giang đạt 18.000 ha và 70.033 tấn và ước tính tổng lượng phế phụ phẩm thải ra mỗi năm là 27.115 tấn, chưa kể lượng phụ phẩm từ các nhà máy chế biến quả vải. Đã thu thập 300 mẫu đất hữu cơ và mẫu phụ phẩm quả vải đã hoại mục và phân lập thuần khiết được 42 chủng nấm (ký hiệu từ N1-N42), 20 chủng xạ khuẩn (kí hiệu từ X1-X20), 98 chủng vi khuẩn (kí hiệu từ V1-V98). Trong đó, qua các bước nghiên cứu đã định tên vi sinh vật: N18: Fusarium oxysporum, N34:Penicillium crustosum, X10: Streptomyces virginiae, V19: Bacillus cereus, V98: Bacillus toyonensis. Đã chọn ra được tổ hợp vi sinh vật gồm 3 chủng là nấm N34, xạ khuẩn X10 và vi khuẩn V19 để sản xuất chế phẩm. Đã sản xuất được 220 kg chế phẩm từ sự kết hợp 3 chủng này với tỷ lệ 1:1:1 đạt tiêu chuẩn TCVN 6168:2002. Khi áp dụng chế phẩm vi sinh do đề tài sản xuất vào quy trong quy trình ủ đã tạo ra 10,2 tấn phân ủ hữu cơ từ phụ phẩm sau thu hoạch quả vải.

Bón phân ủ hữu cơ từ phụ phẩm sau thu hoạch quả vải với mức 15 tấn/ha vải thiều Thanh Hà 12 năm tuổi và mức bón 10 tấn/ha cho vải chín sớm U hồng đã làm tăng năng suất quả tương ứng vải thiều Thanh Hà 12 năm tuổi và mức bón 10 tấn/ha cho vải chín sớm U hồng đã làm tăng năng suất quả tương ứng vải thiều Thanh Hà (đạt 49,9 kg/cây) và vải U hồng (đạt 13,37 kg/cây). Bên cạnh đó hạn chế bệnh thán thư trên quả ở cả hai giống vải. Bón 16 tấn/ha phân ủ hữu cơ từ phụ phẩm quả vải đã làm tăng 5,3 tấn/ha củ đậu trong điều kiện thí nghiệm tại Lục Ngạn-Bắc Giang. Mô hình trình diễn bón phân ủ hữu cơ từ phụ phẩm sau thu hoạch quả vải cho giống vải chín sớm U Hồng với diện tích 5.300m2 và tăng lợi nhuận 20,6% so với đối chứng không bón. Mô hình cũng đã được sử dụng tập huấn cho 38 người trồng vải địa phương.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164753-55)