Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và lai kinh tế giữa giống cừu Phan Rang với giống cừu Dorper nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt cừu Việt Nam
10/06/16 03:21PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và lai kinh tế giữa giống cừu Phan Rang với giống cừu Dorper nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt cừu Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Viện Chăn nuôi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thành Vinh

Các cá nhân tham đề tài: Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Thiểm, Vũ Thị Thu Hằng, Khúc Thị Huê, Trịnh Xuân Thanh, Đinh Hồng Quang, Phạm Đức Toàn, Chu Đức Tụy, Lý Thị Luyến

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/12015

Kinh phí thực hiện: 2.100 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 500/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 11 tháng 03 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Khối lượng cừu sau hai thế hệ chọn lọc Phan Rang nuôi ở Sơn Tây và Ninh Thuận có khối lượng đực và cái ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 24 và 36 tháng tuổi tương ứng là 2,8 và 2,7 kg; 15,6 và 15,0 kg; 22,9 và 20,3 kg; 27,8 và 25,4 kg; 32,5 và 29,4 kg; 44,2 và 38,6 kg; và; 48.4 và 43.7 kg. Đàn cừu chọn lọc từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi tăng từ 15.8 đến 22.6% về khối lượng so với đàn đại trà.

Các chỉ tiêu sinh sản của đàn cừu Phan Rang chọn lọc sau hai thế hệ đã được cải thiện tốt hơn về: khối lượng cai sữa 14,7 kg, khoảng cách hai lứa đẻ là 255,6 ngày, thời gian động dục lại sau khi đẻ: 107,3 ngày, số lứa đẻ/năm là 1,43 lứa, số con đẻ ra/ lứa là 1,27 con và tỷ lệ cai sữa là 92,5%. Mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận mà chỉ có ảnh hưởng đển số con sơ sinh và thời gian động dục lại của cừu nuôi tại Sơn Tây.

Cừu Phan Rang có khả năng sản xuất thịt tương đối tốt, tỷ lệ thân thịt khá cao, mổ thịt lúc 8 tháng và 11 tháng cho tỷ lệ thịt xẻ 42,3% và 42,6%, thịt tinh là 31,3 và 31,67% chất lượng thịt tốt. Sử dụng các khẩu phần có tỷ lệ thức ăn hỗn hợp để nuôi vỗ béo cừu ở 6 và 9 tháng tuổi đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng bình quân/ngày. Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng năng suất thịt.

Sử dụng cừu Dorper để lai tạo là giải pháp hữu hiệu cải thiện tầm vóc và khả nawgn sản xuất thịt của cừu Phan Rang. Hiệu quả HV (ưu thế lai) tăng lên rõ rệt ở các mốc tháng tuổi lần lượt là 29.3; 25.3; 23; 21.8 và 14.56%. Cừu lai F2 (Dorper x (Dorper x Phan Rang) có khối lượng đực và cái ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 24 và 36 tháng tuổi tương ứng là 3 và 2,7 kg; 18,1 và 17,3 kg; 26,8 và 24,1 kg; 32,3 và 28,8 kg; 36,8 và 34 kg; 48,9 và 46.2 kg tương ứng cho đực và cái, tăng từ 16-23% so với cừu Phan Rang.

           

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164701-03)