Nghiên cứu phát triển nguồn gen hoa hiên (Hemerocallis sp.) phục vụ trang trí cảnh quan tại Hà Nội (mã số: B2014-11-46)
23/05/16 11:32AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển nguồn gen hoa hiên (Hemerocallis sp.) phục vụ trang trí cảnh quan tại Hà Nội (mã số: B2014-11-46)

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thị Minh Phượng

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Vũ Văn Liết, ThS. Trịnh Thị Mai Dung, TS. Nguyễn Lâm Hải, ThS. Nguyễn Hữu Cường, ThS. Nguyễn Anh Đức, ThS. Bùi Ngọc Tấn, KS. Phạm Thị Bích Phương

Thời gian thực hiện đề tài: 1/2014-12/12015

Kinh phí thực hiện:  đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 1135/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 09 tháng 4 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Lựa chọn được một số giống hoa Hiên có đặc điểm nổi trội cho công tác lai tạo giống hoa Hiên Việt nam như C11, C19, C24 và C20 (thời gian trang trí dài), C3, C2, C9, C6 và C10 (chiêu cao cây thấp, thích hợp trồng thảm), C11, C12, C19 và C26 (giống tứ bội), C24 (cánh ghép), giống có đường kính hoa lớn (C14 và C15). Lựa chọn được 12 giống hoa nhập nội có hình dáng, màu sắc, kích thước hoa khác biết các giống phổ biến ở Việt Nam và có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt có thể sử dụng trong trang trí cảnh quan mùa hè tại Hà Nội.

Xây dựng được 2 quy trình nhân giống hoa hiên bằng phương pháp giâm chồi, và nuôi cấy mô tế bào. Lai tạo thành công một số tổ hơp lai hoa Hiên và bước đầu đã lựa chọn được 14 cây lai có triển vọng cho sản xuất dựa trên các đặc điểm với bố mẹ và hình dạng hoa. Xây dựng mô hình trang trí cảnh quan quan bồn hoa hoa Hiên (diện tích 15 m2) tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164679-80)