Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, thiết bị sơ chế, bao gói và bảo quản phù hợp cho một số loại rau ăn lá tại một số tỉnh phía Bắc (Mã số: No. 21/R&D/QSEAP-CPMU)
10/06/16 03:12PM
Công nghệ bảo quản sau thu hoạch

Tên đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, thiết bị sơ chế, bao gói và bảo quản phù hợp cho một số loại rau ăn lá tại một số tỉnh phía Bắc (Mã số: No. 21/R&D/QSEAP-CPMU)

Thuộc Dịch vụ tư vấn (Gói 19A): Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, thiết bị sơ chế và bảo quản phù hợp cho một số loại rau, quả

Thuộc: Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học QSEAP, vốn vay ADB

Tổ chức chủ trì: Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm Đề tài: TS. Nguyễn Minh Nam

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Đỗ Hữu Khi, ThS. Nguyễn Thị Tú Quỳnh

Thời gian thực hiện: 10/2014-9/2015

Kinh phí thực hiện: 3.280.583.333 đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5320/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 29 tháng 12 năm 2015 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Xây dựng được bộ tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu đầu vào và 01 bộ tiêu chuẩn cơ sở sản xuất cho 5 loại rau ăn lá sơ chế và bảo quản (rau muống, rau cải ngọt, cải chíp, cải ngồng, cải xanh…). Xây dựng được quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản cho các loại rau trên với quy mô tập trung 3 tấn/ngày.

Nghiên cứu đã sản xuất thử nghiệm cho 5 sản phẩm rau ăn lá gồm rau muống, rau cải ngọt, cải chíp, cải ngồng, cải xanh sơ chế bảo quản đạt tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm sơ chế bảo quản đã đặt ra. Các mô hình đã được đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng nhân rộng mô hình, qua đó, khẳng định được coogn nghệ và thiết bị sơ chế bảo quản rau là ổn định, chất lượng rau sau bảo quản của rau tốt, đảm bảo được giá trị thương mại, mô hình sản xuất thử nghiệm có lãi và có thể nhân rộng ra các vùng trồng rau khác.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164684-86)