Nghiên cứu tuyển chọn đậu tương chịu hạn thích ứng rộng với các điều kiến sinh thái khó khăn do biến đổi khí hậu tại Tây Nguyên
08/09/14 09:15AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn đậu tương chịu hạn thích ứng rộng với các điều kiến sinh thái khó khăn do biến đổi khí hậu tại Tây Nguyên

Cơ quan chủ trì: Viện Di truyền nông nghiệp

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Mai Quang Vinh

Thời gian thực hiện đề tài: 2009-2011

 

Kết quả nghiên cứu:

 

          Tiến hành điều tra tổng thể tình hình sản xuất, phát triển và thị trường đậu tương Tây Nguyên, đã thu được nhiều tự liệu có giá trị cho thấy nguyên nhân, giải pháp và định hướng phát triển câu đậu tương tại Tây Nguyên.

Tuyện chọn và kết luận được 1 giống đậu tương DT2008 có khả năng chịu hạn cao, chống chịu bệnh tốt và thích hợp với mùa khô Tây Nguyên.

Xây dựng ba quy trình kỹ thuật canh tác giống đậu tương triển vọng DT2008 đạt năng suất từ 20-25 tạ/ha. Vụ I trên đất ruộng một vụ, tại Kon Tum gieo từ 02/02-12/02, mật độ tại Kom Tum từ 30-40 cây/m2, lượng phân bón cho 1 ha là 1,8 tấn phân hữu cơ sinh học + 40 kg          N + 60 kg K2O; tại Đắc Lắc gieo từ 26/01-6/02, mật độ từ 20-30 cây/m2, lượng phân bón cho 1 ha là 30 kg N + 40 kg P2O5 +40 kg K2O. Vụ II, tại tại Kon Tum gieo từ 24/7-03/8, mật độ từ 30-40 cây/m2; tại Đắc Lắc gieo từ 05/8-13/8, mật độ từ 20-30 cây/m2, lượng phân bón cho 1 ha là 1,8 tấn phân hữu cơ sinh học + 30 kg N +  40 kg P2O5 + 40 kg K2O. ; Vụ III, tại tại Kon Tum gieo từ 7/11-17/11, tại Đắc Lắc gieo từ 10/11-20/11, mật độ từ 30-40 cây/m2, lượng phân bón cho 1 ha là 1,8 tấn phân hữu cơ sinh học +65 kg ure + 220 kg lân nung chảy + 65 kg kaliclorua.

          Xây dựng thành công 2 mô hình đậu tương triển vọng DT2008 quy mô 2 ha tại hai tỉnh Kon Tum và Đắc Nông đạt năng suất từ 20-25 tạ/ha. Đồng thời, phối hợp với các địa phương tại Tây Nguyên mở rộng diện tích DT2008 là 31,5 ha đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần giống cũ.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20101381)